Duyên Dáng Việt Nam

Những mẹo hay trị bệnh từ nước dừa

Hà Hoa • 12-12-2020 • Lượt xem: 378
Những mẹo hay trị bệnh từ nước dừa

Nước dừa được mệnh danh là thức uống thiên nhiên bổ dưỡng, thơm ngon, mát lành. Ngoài ra, loại nước trái cây nhiệt đới này còn có tác dụng trong việc chữa bệnh, ví dụ như bệnh đau dạ dày, bệnh gút, bệnh sỏi thận...

Nước dừa được hình thành tự nhiên trong trái dừa, chứa 94% nước và rất ít chất béo. Loại đồ uống giải khát này là nguồn cung cấp chất xơ, vitamin C và một số khoáng chất quan trọng mà hầu hết cơ thể chúng ta không có đủ.

Một trái dừa xiêm xanh trung bình cung cấp khoảng 0,5–1 cốc nước dừa.

Một ly nước dừa (250 ml) chứa:

- Năng lượng:  60 kcal

- Carbohydrate - 11 g

- Chất đạm - 3,5 g

- Chất béo -0,25 g

- Khoáng chất - 0,75 g

- Canxi - 60 mg (10% nhu cầu hàng ngày của bạn)

- Phốt pho - 25 mg

- Sắt - 0,25 mg

- Vitamin C - 5 mg (12,5% nhu cầu hàng ngày của bạn)

- Kali - 600 mg

- Natri - 263 mg

Người ta sử dụng nước dừa vừa là thức uống giải nhiệt mùa hè, vừa để chữa các căn bệnh sau:

1. Nước dừa trị sỏi thận

Nước dừa được nhiều người công nhận là thức uống trị sỏi thận rất tốt. Việc uống nước dừa mỗi ngày sẽ cải thiện được chứng rối loạn tiểu tiện, tiểu buốt, tiểu khó, giúp cơ thể bài tiết nước tiểu nhiều hơn. Chính vì vậy, các chất cặn bã sẽ không bị lắng tại thận.

Các nhà khoa học chỉ ra rằng uống nhiều nước dừa làm tăng nồng độ citrate trong nước tiểu, một hợp chất có thể giúp ngăn chặn sự hình thành sỏi thận. Còn đối với những viên sỏi thận nhỏ, nước dừa sẽ giúp tán sỏi hiệu quả. Nó còn có tác dụng ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi tiết niệu hay sỏi ở bàng quang.

Lưu ý, khi dùng nước dừa để trị sỏi thận, không nên uống quá nhiều, tối đa mỗi ngày 1 ly nước dừa để tránh gây đầy bụng, khó tiêu.

2. Nước dừa chống lại bệnh tiểu đường

Nghiên cứu đã chỉ ra rằng nước dừa giàu chất xơ, lượng tinh bột thấp, là một thức uống phù hợp cho người mắc căn bệnh tiểu đường. Loại đồ uống này có thể làm giảm lượng đường trong máu do nó chứa nguồn magie tốt. Magiê làm tăng độ nhạy insulin, giảm lượng đường trong máu và do đó cải thiện các dấu hiệu sức khỏe ở người mắc căn bệnh tiểu đường type 2.

3. Chữa đau dạ dày

Ai cũng biết rằng nước dừa rất tốt cho hệ tiêu hóa. Vì lý do này, những người bị bệnh dạ dày thường uống nước dừa để loại bỏ các triệu chứng khó chịu. Ngoài ra, người ta tin rằng nước dừa có tác dụng chống lại các bệnh do vi khuẩn gây ra, cũng như bị ngộ độc.

Nước dừa rất giàu khoáng chất và ion sẽ giúp dạ dày luôn trong tình trạng khỏe mạnh và ngăn ngừa bệnh đau dạ dày. Đó là lý do tại sao nước dừa có thể được tìm thấy trong thực đơn của nhiều nhà hàng chuyên về hải sản. Người ta tin rằng thức uống này có thể khôi phục lại sự cân bằng trong dạ dày sau khi ăn.

Một trong những nguyên nhân chính gây ra bệnh đau dạ dày là do vi khuẩn. Uống nước dừa sẽ giúp loại bỏ vi khuẩn không cần thiết bên trong ruột và hệ tiêu hóa. Bằng cách làm sạch ruột, nước dừa sẽ cải thiện tình trạng đau dạ dày.

Nhấm nháp từ 1 đến 2 ly nước dừa cứ sau 4–6 giờ có thể làm dịu các triệu chứng đau dạ dày.

4. Ngăn ngừa bệnh tiêu chảy

Nước dừa rất hữu ích, nó có thể bù đắp sự mất chất điện giải của cơ thể. Khi bạn mệt mỏi, nước dừa sẽ trở thành phương thuốc tự nhiên tốt nhất để cung cấp lượng ion dồi dào. Khi đau bụng, người bệnh thường đổ mồ hôi và bị tiêu chảy. Và khi đó, nó cũng tương tự như dung dịch gồm đường và muối, sẽ giúp bổ sung chất điện giải cho cơ thể.

Nước dừa có thể loại bỏ vi khuẩn không mong muốn trong ruột, giúp tự động cải thiện hoạt động của toàn bộ hệ tiêu hóa. Nước kích thích ruột và giữ cho chúng khỏe mạnh. Nước dừa cũng sẽ giúp ngăn ngừa sự xuất hiện của tiêu chảy thường xuyên.

5. Có thể làm giảm huyết áp

Trong một nghiên cứu nhỏ ở những người bị huyết áp cao, nước dừa đã cải thiện tình trạng này ở 71% người tham gia. Điều này là do lượng kali dồi dào trong nước dừa (600 mg kali trong 1 ly nước dừa), giúp làm giảm huyết áp.

Hơn thế nữa, một nghiên cứu trên động vật đã phát hiện ra rằng nước dừa có hoạt tính chống huyết khối, có nghĩa là nó có thể ngăn ngừa sự hình thành các cục máu đông trong động mạch, vì vậy cũng có tác dụng làm giảm huyết áp.

6. Chữa trào ngược dạ dày

Uống nhiều nước bao gồm nước lọc, nước ép trái cây... luôn tốt cho các vấn đề về tiêu hóa. Nếu bạn đổi 2 cốc nước thường bằng nước dừa, chất xơ trong nước dừa đảm bảo ngăn ngừa chứng khó tiêu và giảm sự xuất hiện của trào ngược axit. Sự tồn tại của các enzym hoạt tính sinh học tự nhiên hỗ trợ tiêu hóa và trao đổi chất và có vai trò quan trọng trong việc chữa bệnh viêm dạ dày nhẹ. Nhưng trong các đợt nôn mửa và tiêu chảy nghiêm trọng, nước dừa có thể không hiệu quả do hàm lượng natri thấp.

7. Nước dừa trị viêm khớp và gout

Nếu bị các bệnh về khớp, bệnh gout, các bạn có thể sử dụng đậu đen, quả dừa tươi để chế bài thuốc trị bệnh. Cho đậu đen vào trái dừa và hấp cách thủy trong vòng 4 giờ, sau đó có thể sử dụng được.

Mỗi tuần ăn một quả dừa hấp với đậu đen sẽ làm giảm tình trạng viêm khớp, dần dần bệnh sẽ tự khỏi.

Những lưu ý khi uống nước dừa

Có thể bạn đang băn khoăn không biết uống nước dừa mỗi ngày có tốt không. Đối với mọi người nói chung, nước dừa thường được coi là an toàn để tiêu thụ và cung cấp một nguồn chất điện giải tự nhiên thơm ngon. Tuy nhiên, có một vài trường hợp ngoại lệ cần lưu ý.

▪ Nếu bạn bị suy thận, bạn nên cẩn thận với việc uống nước dừa vì nó chứa nhiều kali. Mặc dù chất dinh dưỡng này bình thường lành mạnh cho cơ thể, nhưng khi thận bị suy, chúng không thể loại bỏ lượng kali dư ​​thừa nữa. Uống quá nhiều nước dừa với những người bị suy thận có thể dẫn tới tử vong do nồng độ kali trong máu tăng cao.

▪ Mặc dù nước dừa có thể giảm lượng đường trong máu ở những người bệnh tiểu đường type 2, tuy nhiên, nếu tiêu thụ nước dừa quá mức sẽ gây phản ứng ngược lại. Do nước dừa chứa carbohydrate, uống nhiều, thường xuyên sẽ làm cho lượng đường trong máu tăng cao.

▪ Những người bị bệnh huyết áp thấp, xơ nang, bệnh trĩ, hoặc đang trong quá trình sử dụng thuốc tăng huyết áp không nên uống nước dừa, vì nó có tính hàn.

▪ Nên uống nước dừa trực tiếp từ trái dừa xanh hoặc mua trong chai. Tránh các nhãn hiệu có thêm đường, chất làm ngọt hoặc hương vị.

▪  Nếu không có dừa tươi thì hãy tìm nước dừa đóng gói 100% tự nhiên với thời hạn sử dụng 1-2 ngày. Nước dừa tươi trong tủ lạnh có thể bảo quản được vài ngày nhưng khi đã mở nắp thì tốt nhất nên tiêu thụ trong vòng 10 phút để tránh lên men.

▪ Khi uống nước dừa tươi, không nên cho đường. Đường có thể dẫn đến các triệu chứng tiểu đường trở nên tồi tệ hơn, ảnh hưởng tiêu cực đến sức khỏe.

Mọi thực phẩm tốt đều có thể trở thành chất độc nếu tiêu thụ quá mức. Nước dừa có các chất dinh dưỡng có lợi nếu uống một lượng nhỏ. Uống quá nhiều nước dừa sẽ có hại nhiều hơn có lợi. Một quả dừa - khoảng 250 ml nước dừa - có thể được tiêu thụ một cách an toàn mỗi ngày vào buổi trưa.