ĐỜI SỐNG

Những tác hại mà trẻ em phải đối mặt nếu ngủ muộn

Minh Trung • 21-03-2023 • Lượt xem: 715
Những tác hại mà trẻ em phải đối mặt nếu ngủ muộn

Hiện nay, nhiều phụ huynh có thói quen thức khuya, khiến con của họ cũng bị ảnh hưởng. Tuy nhiên, thói quen này không chỉ gây tác động xấu đến sức khỏe mà còn gây ra những hệ quả tiêu cực đến trí tuệ của trẻ, cũng như nhịp sinh hoạt rối loạn sẽ dẫn đến khả năng tiếp nhận thông tin kém.

Tác động không tốt đến trí não

Giấc ngủ đóng vai trò rất quan trọng đối với sự phát triển của não bộ ở trẻ. Trẻ thường xuyên thức khuya hoặc không ngủ đúng giờ sẽ ảnh hưởng đến hoạt động của não bộ và toàn bộ cơ thể.

Trong quá trình ngủ, não bộ của trẻ được nghỉ ngơi để tái tạo các tế bào thần kinh và chuẩn bị cho ngày hôm sau. Tuy nhiên, thường xuyên thức khuya dẫn đến việc không kịp tái tạo tế bào, gây hại cho não bộ. Kết quả là khả năng thị giác, khả năng tiếp thu và khả năng học tập của trẻ sẽ suy giảm. Ngoài ra, việc thức khuya còn có thể gây ra các vấn đề về tăng động, mất kiểm soát.

Sự phát triển chiều cao bị ảnh hưởng

Phụ huynh cần hiểu rõ về việc thúc đẩy sự phát triển chiều cao của trẻ. Ngoài yếu tố di truyền, hormone tăng trưởng cũng đóng vai trò quan trọng trong quá trình này. Việc tiết hormone tăng trưởng của trẻ bắt đầu từ 10 giờ tối đến 2 giờ sáng, và chỉ khi trẻ đang trong giấc ngủ sâu thì hormone mới được tiết ra. Do đó, để đạt hiệu quả tăng chiều cao tốt nhất, ba mẹ nên đảm bảo cho trẻ đi ngủ trước 10 giờ tối để có được giấc ngủ sâu lúc 11 giờ.

Bên cạnh tác dụng tăng chiều cao, giấc ngủ cũng giúp cơ thể trẻ phục hồi và đào thải chất thải. Tuy nhiên, nếu trẻ thường xuyên ngủ muộn thì cơ thể không được nghỉ ngơi đầy đủ, làm gián đoạn quá trình trao đổi chất. Việc trao đổi chậm lại làm giảm sự phát triển tế bào và đào thải chất thải, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

Nguy cơ về các bệnh tim mạch

Khi trẻ không được ngủ đủ giấc, chúng thường trở nên bồn chồn, phấn khích hoặc khó chịu. Tâm trạng này có thể gây tác động đến hệ thống thần kinh và làm tăng tốc độ tim, tăng huyết áp. Nếu tình trạng này kéo dài, nó có thể gây ra các vấn đề về tim mạch và ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ.

Giảm sức đề kháng

Khi chìm vào giấc ngủ sâu, cơ thể sẽ sản xuất nhiều chất khác nhau, bao gồm protein cytokine giúp ngăn ngừa nhiễm trùng và bệnh tật. Ngoài ra, giấc ngủ cũng giúp cơ thể được nghỉ ngơi đầy đủ, từ đó thúc đẩy tái tạo các hệ thống khác nhau trong cơ thể. Tuy nhiên, khi thiếu ngủ, lượng cytokine giảm sút, ảnh hưởng đến sức đề kháng và hệ miễn dịch, dễ mắc các bệnh cảm lạnh và nhiễm trùng. Do đó, giấc ngủ đủ và chất lượng là rất quan trọng đối với sức khỏe và sự phát triển của cơ thể, đặc biệt là đối với trẻ em.

Có nguy cơ béo phì

Khi ăn quá nhiều, các tế bào mỡ trong cơ thể sẽ sản xuất ra hormone leptin, làm giảm cảm giác thèm ăn và thông báo cho não biết cơ thể đã đủ chất. Tuy nhiên, trẻ không ngủ đủ giấc sẽ dẫn đến giảm sản xuất leptin, khiến trẻ cảm thấy đói hơn và có xu hướng ăn quá nhiều, dẫn đến tăng cân và béo phì.

Bên cạnh đó, khi không ngủ đủ giấc, trẻ sẽ mệt mỏi và thiếu năng lượng, không có tinh thần để vận động và tham gia vào các hoạt động ngoài trời. Điều này khiến cho cơ thể trẻ không được phát triển đầy đủ, không khoẻ mạnh và có thể gây ra các vấn đề sức khỏe khác trong tương lai.

Làm sao để trẻ có một giấc ngủ đủ?

Để đảm bảo giấc ngủ của trẻ khoa học và tránh những tác hại có thể gây ra khi trẻ thức khuya, ba mẹ cần thực hiện một số cách để giúp trẻ đi ngủ sớm.

Đầu tiên, ba mẹ nên làm gương cho trẻ bằng cách thay đổi thói quen thức khuya của mình. Khi trẻ thấy ba mẹ không thường xuyên sử dụng điện thoại hoặc xem tivi vào buổi tối, trẻ sẽ dễ dàng học theo và đi ngủ sớm hơn. Điều này cũng giúp trẻ có thể rèn luyện thói quen tốt hơn và có một giấc ngủ đầy đủ. Một không gian tách biệt với phòng ngủ của trẻ là một gợi ý để ba mẹ có thể giải quyết công việc còn giang giở mà không làm ảnh hưởng tới giấc ngủ của trẻ.

Thứ hai, ba mẹ cần tạo cho trẻ một thói quen đi ngủ sớm. Ba mẹ nên loại bỏ hoàn toàn thói quen cho trẻ nghịch điện thoại trước khi đi ngủ và thay vào đó là tập cho trẻ lên giường ngủ và thức dậy đúng giờ. Việc tránh tiếp cận với ánh sáng xanh từ màn hình điện thoại hay máy tính bảng sẽ giúp trẻ có giấc ngủ ngon và sớm hơn. Ngoài ra, ba mẹ cần rèn luyện cho trẻ có thể ngủ một mình mà không cần sự đồng hành của mình. Việc này cần được thực hiện càng sớm càng tốt để trẻ có thể hình thành thói quen ngủ tốt từ nhỏ.

Để đảm bảo trẻ có một giấc ngủ ngon lành, các bậc phụ huynh nên hạn chế trẻ quá phấn khích hoặc sợ hãi trước khi đi ngủ. Điều này đặc biệt quan trọng đối với trẻ nhỏ, vì quá phấn khích hoặc sợ hãi có thể làm giảm khả năng ngủ sâu của trẻ, khiến trẻ dễ giật mình. Vào ban ngày, ba mẹ nên cho trẻ vui chơi và tham gia các hoạt động mà trẻ thích nhưng không bao gồm xem phim, chơi trò chơi bạo lực hoặc kinh dị vì những thứ này có thể gây ám ảnh cho trẻ.

Một phòng ngủ lý tưởng cũng rất quan trọng để giúp trẻ có giấc ngủ ngon. Phòng ngủ nên được ba trí thông thoáng, sạch sẽ, yên tĩnh và có ánh sáng nhỏ để giảm thiểu các yếu tố làm phiền giấc ngủ của trẻ. Đèn ngủ hay một chút mùi hương tự nhiên từ nến là một gợi ý ba mẹ có thể cân nhắc.

Đối với những trẻ lớn hơn, áp lực hoàn thành bài tập về nhà hoặc nhiệm vụ trên lớp có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ. Do đó, ba mẹ cần tránh ép con phải hoàn thành tất cả các bài tập khi trẻ quá mệt. Thay vào đó, nên ba trí thời gian học hợp lý để trẻ có thể hoàn thành các nhiệm vụ một cách thoải mái và không ảnh hưởng đến giấc ngủ của con.

 Những thông tin trên đã cung cấp cho bậc ba mẹ một cái nhìn tổng quan về hệ quả của việc cho trẻ em thức khuya, cũng như cách khắc phục tình trạng này. Hy vọng rằng bài viết sẽ giúp bậc ba mẹ xây dựng được một phương pháp tốt để giúp trẻ em tạo thói quen ngủ đúng giờ, không chỉ có lợi cho sức khỏe và sự phát triển của trẻ trong hiện tại, mà còn có tác động tích cực đến cuộc sống của trẻ trong tương lai.