Duyên Dáng Việt Nam

Những thói quen làm suy giảm hệ miễn dịch

Hà My • 14-12-2020 • Lượt xem: 503
Những thói quen làm suy giảm hệ miễn dịch

Trong khi đại dịch virus corona vẫn còn tiếp diễn hết sức phức tạp, thì điều tối thiểu chúng ta cần làm là giữ cho hệ thống miễn dịch khỏe mạnh. Nhưng tăng cường khả năng miễn dịch là một vấn đề cần có sự kết hợp của hai mặt: đó là việc lựa chọn thực phẩm giúp hỗ trợ chức năng miễn dịch và hạn chế các việc làm – hành vi có thể làm suy yếu khả năng miễn dịch.

Dưới đây là những thói quen cần lưu ý trong cuộc sống mà chúng ta thường xuyên mắc phải, những việc làm này có khả năng làm giảm sự phòng vệ của cơ thể, vì vậy, con người cần tránh.

1. Uống quá nhiều rượu

Một ly rượu vang là một gợi ý tốt cho hệ tiêu hóa của bạn. Nhưng uống quá nhiều rượu, ngay cả trong thời gian ngắn, có thể làm thay đổi hệ thống miễn dịch.

Trong một bài báo được xuất bản trên tạp chí Alcohol Research, các nhà nghiên cứu lưu ý rằng có một mối quan hệ từ lâu giữa việc uống quá nhiều rượu và phản ứng miễn dịch suy yếu. Tác động này bao gồm tăng tính nhạy cảm với bệnh viêm phổi và nhiều khả năng phát triển các hội chứng căng thẳng hô hấp cấp tính (ARDS) - các yếu tố có khả năng ảnh hưởng đến nhiễm COVID-19. Uống quá nhiều rượu cũng tăng nguy cơ nhiễm trùng huyết, có tỷ lệ biến chứng sau phẫu thuật cao, vết thương lâu lành - khó hồi phục và chậm bình phục do nhiễm trùng.

Uống rượu quá mức bao gồm cả uống rượu bia và uống rượu bia nhiều. Trung tâm Kiểm soát Dịch bệnh (CDC) định nghĩa uống rượu bia là bốn ly trở lên trong một dịp duy nhất đối với phụ nữ và từ năm ly trở lên đối với nam giới. Uống nhiều rượu có nghĩa là uống tám ly trở lên mỗi tuần đối với phụ nữ và 15 ly trở lên đối với nam giới.

Nếu bạn thấy mình uống quá nhiều, hãy giảm xuống mức vừa phải, không quá hai ly mỗi ngày đối với nam giới và một ly mỗi ngày đối với phụ nữ hoặc. Mếu bạn gặp khó khăn trong vấn đề cai nghiện rượu, có thể tìm kiếm sự trợ giúp của người thân, các bác sĩ, thuốc điều trị nghiện rượu hoặc các trung tâm cai nghiện rượu ở các thành phố lớn như Hà Nội, TP. HCM...

2. Ăn quá nhiều muối

Lượng natri dư thừa khiến cơ thể giữ nước và huyết áp cao. Ngoài ra, một nghiên cứu mới từ Bệnh viện Đại học Bonn tiến hành ở cả người và chuột đi đến kết luận rằng quá nhiều muối có thể dẫn đến thiếu hụt miễn dịch. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng khi thận bài tiết natri dư thừa, hiệu ứng domino xảy ra làm giảm khả năng chống lại nhiễm trùng do vi khuẩn của cơ thể.

3. Tiêu thụ dư thừa đường

Cắt giảm lượng đường trong đồ ăn thức uống của bạn là một ý tưởng thông minh vì một số lý do, bao gồm cả sức khỏe tinh thần tốt. Nó cũng có lợi cho việc hỗ trợ miễn dịch.

Điều này không có nghĩa là bạn phải cắt giảm hoàn toàn lượng đường trong ăn uống, nhưng phải tránh được việc bổ sung đường dư thừa liên tục. Hiệp hội Tim mạch Hoa Kỳ khuyến nghị hạn chế lượng đường bổ sung, loại chúng ta cho vào đồ ăn hoặc được nhà sản xuất thêm vào thực phẩm, không quá sáu muỗng cà phê mỗi ngày đối với phụ nữ và chín đối với nam giới. Một thìa cà phê tương đương với 4 gam đường bổ sung, như vậy tương ứng với 24 và 36 gam đường bổ sung cho phụ nữ và nam giới hàng ngày.

Nếu bạn dễ bị căng thẳng khi không có ăn đồ ngọt, hãy tìm một số biện pháp thay thế. Tiếp cận với những người thân yêu, tập thiền, tập thể dục trong nhà hoặc thậm chí chơi trò chơi điện tử có thể làm giảm nhu cầu ăn uống cảm xúc của bạn.

3. Tiêu thụ quá nhiều cafein

Cà phê và trà có tác dụng bảo vệ sức khỏe, do hàm lượng chất chống oxy hóa cao có tác dụng chống viêm. Tuy nhiên, quá nhiều lượng cafein có thể cản trở giấc ngủ, và điều đó có thể làm tăng chứng viêm và giảm khả năng miễn dịch.

Để hỗ trợ tốt nhất chức năng miễn dịch, hãy loại bỏ đồ uống chứa cafein hoặc đồ uống có đường hoặc chất làm ngọt nhân tạo, như soda và nước tăng lực. Khi bạn thưởng thức cà phê và trà, hãy nhớ cắt giảm lượng caffeine ít nhất sáu giờ trước khi đi ngủ để ngăn chặn giấc ngủ bị ảnh hưởng.

4. Không ăn chất xơ

Chất xơ hỗ trợ sức khỏe tiêu hóa tốt và giúp thay đổi cấu trúc của vi khuẩn đường ruột theo cách tăng cường khả năng miễn dịch và tâm trạng. Nghiên cứu cho thấy rằng lượng chất xơ và prebiotics có thể hỗ trợ chức năng miễn dịch khỏe mạnh, thậm chí bảo vệ cơ thể chống lại virus. Bổ sung đầy đủ chất xơ cũng thúc đẩy bạn có giấc ngủ ngủ sâu hơn và nhiều hơn.

Cách tốt nhất để nâng lượng chất xơ của trong khẩu phần ăn hàng ngày là ăn nhiều thực phẩm như rau, trái cây, ngũ cốc nguyên hạt, các loại đậu (đậu, đậu lăng, đậu Hà Lan, đậu gà) và các loại hạt như óc chó, hạt điều, hạnh nhân, lạc. Hãy hạn chế thực phẩm hoặc đồ ăn đóng gói sẵn vì chúng ít chất xơ.

5. Không ăn đủ rau xanh

Theo các nhà nghiên cứu, rau xanh đặc biệt hữu ích cho khả năng miễn dịch. Chúng cung cấp các chất dinh dưỡng quan trọng bao gồm vitamin A và C, cùng với folate. Rau xanh cũng cung cấp các hợp chất hoạt tính sinh học phát ra tín hiệu hóa học giúp tối ưu hóa khả năng miễn dịch trong ruột.

Có lợi nhất phải kể đến các loại rau xanh thuộc họ cải, bao gồm cải xoăn, cải thìa, bông cải xanh, cải ngọt, bắp cải. Hãy kết hợp các món ăn có nhiều rau họ cải trong bữa ăn hàng ngày của gia đình bạn: luộc, hấp, bắp cải cuốn thịt...

6. Thiếu ngủ

Trong khi ngủ, cơ thể chúng ta sẽ kích thích hệ thống miễn dịch, nhằm tấn công lại các loại virus, vi khuẩn. Nếu thiếu ngủ, cơ thể sẽ không có cơ hội để chống lại bệnh tật như cảm cúm, cảm lạnh hoặc sức đề kháng yếu. Thế nên, cần ngủ tối thiểu 8 giờ mỗi ngày và cố gắng đảm bảo giấc ngủ của mình có chất lượng, ngủ sâu giấc.

7. Lạm dụng thuốc kháng sinh

Có một số người dùng thuốc vô tội vạ, đặc biệt là thuốc kháng sinh. Mỗi khi đau ốm, vì ngại tới bệnh viện khám, họ thường tới các nhà thuốc và mua thuốc về sử dụng. Điều này dẫn tới hiện tượng lạm dụng thuốc kháng sinh.

Thuốc kháng sinh không phải lúc nào cũng cần thiết khi cơ thể chúng ta bị bệnh. Nó chỉ có tác dụng trong những trường hợp cơ thể bị bệnh do vi khuẩn tấn công. Loại thuốc mà nhiều người nghĩ thần thánh này phá vỡ sự kiểm soát của hệ thống miễn dịch đối với cả các vi khuẩn tốt và xấu trong cơ thể, làm giảm các tế bào bạch cầu chống lại bệnh tật và phá hủy các protein, những phân tử có vai trò trong việc tăng cường hệ miễn dịch tự nhiên.

8. Lười tập thể dục

Nghiên cứu cho thấy rằng chăm chỉ tập luyện sẽ khiến cơ thể trở nên khỏe mạnh, tăng cường hệ miễn dịch, chống lại bệnh tật. Có rất nhiều hình thức tập thể dục chúng ta có thể lựa chọn, miễn nó phù hợp với tình trạng sức khỏe và thời gian và công việc của mình. Chạy bộ trong công viên vào mỗi buổi sáng, đi bộ sau bữa ăn tối hoặc đến phòng gym, tập yoga... Tất cả đều có ích cho cơ thể, giúp tăng cường tế bào bạch cầu, kháng thể, chống nhiễm trùng, ngăn ngừa vi khuẩn phát triển và tiêu diệt mầm bệnh.

Ngoài 8 thói quen trên, có một số việc làm khác cũng có thể gây suy giảm hệ miễn dịch, ví dụ như sử dụng quá nhiều đồ uống có cồn, hút thuốc lá, thức khuya,... Chúng ta nên hạn chế những việc làm– thói quen này để cơ thể khỏe mạnh, chống lại bệnh tật hiệu quả.