Duyên Dáng Việt Nam

Quả đào và những món ăn thuốc dễ nhớ dễ làm

Châu Đức • 21-05-2020 • Lượt xem: 536
Quả đào và những món ăn thuốc dễ nhớ dễ làm

Dân gian thường chơi đào vào dịp Tết. Nhưng quả đào lại còn là loại trái cây có nhiều dinh dưỡng cho sức khỏe. Không chỉ vậy, các bộ phận của cây đào còn có thể dùng để chữa bệnh. 

 

Loại quả này có nhiều tên gọi khác nhau như: mao đào, đào thực, hồng đào, đảo tử, Prunus persica Stokes, họ hoa hồng (Rosaceae). Nghiên cứu khoa học cho thấy trong loại quả này có nhiều thành phần dinh dưỡng như:  glucose, sucrose, và fructose, chất xơ, protein, lipid, Ca, P, Fe, K, caroten, các sinh tố B1, B2, C, acid nitric.

Những người thiếu máu hay trẻ em đều nên dùng quả đào vì nó có hàm lượng sắt cao.

Quả đào chín có nhiều acid hữu cơ, chất xơ có tác dụng kích thích tiêu hóa, giúp tăng nhu động dạ dày ruột, thúc đẩy quá trình tiêu hóa tốt hơn.

Tính vị của quả đào là vị chua ngọt, ấm, tốt cho can và trường vị. Quả đào có tác dụng sinh tân, nhuận tràng, hoạt huyết tiêu ích.

Các trường hợp bệnh như hen suyễn, viêm khí phế quản, cảm nắng, sốt, thiếu nước, táo bón, bế kinh, chấn thương, kiết lỵ... đều dùng tốt đối với loại quả này. 

Mời bạn cùng tham khảo một số thực đơn chữa bệnh từ quả đào:

+ Đào chín hai quả, 50g gạo tẻ. Xay nhuyễn đào. Gạo dùng nấu cháo. Cháo chín ăn với đường và bột đào đã xay. Tác dụng: Đẹp da, lưu thông khí huyết.

+ Đào chín, mứt đào khô: Dùng ăn làm đẹp da.

+ Đào chín ướp đường: Dùng quả đào chín gọt vỏ, ướp với đường trắng, ăn tráng miệng. Cách này giúp trợ tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng. Đào chín gọt vỏ, thái lát bỏ hạt, ướp với đường trắng, ăn tráng miệng sau bữa ăn. Tác dụng trợ tiêu hóa, kiện vị, nhuận tràng.

+ Siro đào: Dùng siro 30g, nhân hạt đào 9g, đào chín hai quả. Gọt đào, tác vỏ, thêm nước chưng cách thủy. Ngày ăn 1 lần. Tác dụng: thông kinh. Dùng cho chị em bế kinh, máu huyết không đều.