Đánh răng là thói quen tốt phổ biến trong cuộc sống hằng ngày. Để giữ cho răng luôn khỏe mạnh, mọi người cần phải tránh những sai lầm phổ biến sau đây.
Tin, bài liên quan:
2 loại thực phẩm để qua đêm có thể gây ngộ độc cao khi ăn phải
Đánh răng theo chiều ngang
Đánh răng theo chiều ngang rất khó để lấy hết các mảng bám trên răng. Hơn nữa, thói quen này còn khiến cho men răng bị mòn, chân răng dễ lung lay và trở nên nhạy cảm. Nhiều người bị đau răng vào mùa đông cũng là do chân răng bị mòn.
Thời gian đánh răng quá ngắn
Nhiều người nghĩ rằng mục đích của việc đánh răng là loại bỏ vụn thức ăn. Nhưng trên thực tế, mục đích của việc đánh răng là loại bỏ mảng bám. Lớp mảng bám này bám trên bề mặt răng và nướu, chứa nhiều vi khuẩn gây sâu răng. Nhiều người đánh răng rất nhanh, chưa tới 1 phút đã xong.
Không cần thiết phải đánh răng sau mỗi bữa ăn, vì phải mất hơn 12 giờ mảng bám mới bám vào răng. Một số người bảo vệ răng bằng cách đánh răng thường xuyên. Trên thực tế, điều đó là không cần thiết, đánh răng quá nhiều sẽ làm mòn men răng.
Đánh răng quá mạnh
Đánh răng quá mạnh có thể làm tổn thương nướu và răng. Dùng lực quá mạnh khi đánh răng không phải là cách để làm sạch răng. Nếu đánh răng không đúng cách, việc sử dụng lực chỉ khiến răng bị tổn thương hơn.
Đánh răng trước khi ăn sáng
Nhiều người có thói quen đánh răng sau khi thức dậy rồi mới ăn sáng. Do đó, các thành phần bảo vệ răng không có “cơ hội” ở lại trong răng và bị trôi vào trong dạ dày cùng với thức ăn sáng.
Bàn chải đánh răng quá lớn
Bàn chải đánh răng quá lớn thì không thể linh hoạt trong việc làm sạch khoang miệng, bàn chải nhỏ quá thì việc làm sạch tốn thời gian hơn. Do vậy, việc chọn bàn chải có kích thước phù hợp là rất quan trọng, kích thước đầu bàn chải có chiều rộng bằng 2,5 – 3 cái răng là hợp lý nhất.
Cách đánh răng đúng cách theo khoa học
- Súc miệng trước bằng nước sạch để loại bỏ những vụn thức ăn to.
- Rửa sạch bàn chải và lông bàn chải, lấy một lượng kem đánh răng vừa đủ (khoảng bằng một hạt đậu với người lớn và một hạt gạo đối với trẻ em).
- Đặt bàn chải nghiêng một góc 45 độ với hàm, chải vòng tròn theo chiều dọc của răng, chải lần lượt theo từng nhóm gồm 2-3 chiếc răng, thực hiện liên tục đến khi đi hết bề ngoài của hàm.
- Đưa bàn chải vào bề mặt bên trong của các răng, cách chải tương tự như mặt ngoài.
- Đến vị trí các răng cửa phía trước, đặt bàn chải theo chiều dọc, ngửa đầu bàn chải và đưa vào mặt bên trong của hàm trên, thực hiện động tác lên – xuống để chải các răng cửa phía trên. Thực hiện tương tự với các răng cửa phía dưới. Đặt bề mặt lông bàn chải tiếp xúc với bề mặt nhai của các răng hai bên, chải từ trước ra sau.
- Dùng lông bàn chải hoặc dụng cụ chải lưỡi để loại bỏ các mảng bám thức ăn trên bề mặt lưỡi.
- Súc miệng lại bằng nước sạch 3 – 4 lần để đảm bảo làm trôi hết các vụn thức ăn, các mảng bám và kem đánh răng.
Một số lưu ý khi đánh răng
- Không làm ướt lại bàn chải sau khi đã lấy kem đánh răng vì sẽ làm giảm độ ma sát và các chất làm sạch răng của kem đánh răng.
- Thời gian chải răng tốt nhất là từ 2 – 3 phút, không nên chải răng quá lâu và quá mạnh vì có thể làm tổn thương nướu và mòn men răng.
- Thời điểm tốt nhất để chải răng là trước khi ngủ và sau mỗi bữa ăn để loại bỏ những thức ăn còn đọng lại trong kẽ răng, chân răng, trên bề mặt răng và lưỡi, loại bỏ các vi khuẩn có hại gây hôi miệng.
- Không đánh răng ngay sau khi ăn hoặc sau khi uống nước cam, dứa... mà nên đợi khoảng 30 phút để nước bọt tiết ra trung hoà các axit có trong thực phẩm, tránh làm suy yếu men răng và mòn răng.
- Dùng chỉ nha khoa thay tăm xỉa răng sau mỗi bữa ăn để loại bỏ các thức ăn đọng trong các kẽ răng và chân răng.
(Theo Một thế giới)