Việc thức khuya và dậy trễ, là nguyên nhân làm rối loạn đồng hồ sinh học, đây chính là yếu tố dẫn tới việc cơ thể luôn mệt mỏi và có dấu hiệu của bệnh trầm cảm.
Chứng bệnh tâm thần ngày càng phổ biến chính là rối loạn trầm cảm. Tình trạng này nhiều người chủ quan không biết rằng mình đang bị trầm cảm và không tìm đến bác sĩ để điều trị, bệnh sẽ ngày càng nặng. Tình trạng này xảy ra phổ biến ở nhóm người có thói quen ngủ trễ và dậy muộn.
Chu kỳ ngủ và thức của những người này bị rối loạn. Khi hiện tượng đồng hồ sinh học bị rối loạn, trầm cảm sẽ là chứng bệnh kéo theo đầu tiên.
Dưới đây là những dấu hiệu để nhận biết bạn đã bị rối loạn trầm cảm:
+ Gặp vấn đề về giấc ngủ: Đó là người rất khó ngủ, nằm mãi vẫn chưa thể ngủ được, thường chợt tỉnh giấc vào lúc giữa đêm trong trạng thái bồn chồn, và dù ngày ngủ nhiều vẫn thấy mệt mỏi, uể oải.
+ Chán ăn: Khi bị rối loạn trầm cảm, họ sẽ thấy chán ăn, ăn không thấy ngon, một số người lại ngược lại, ăn nhiều quá mức.
+ Lười nói chuyện: Họ sẽ ít nói, ngại giao tiếp và lười vận động, đôi khi có những xúc cảm bất thường.
+ Mất hứng thú với cuộc sống: Đó là khi người ta cảm thấy mình trở nên chậm chạm, không muốn làm việc, từ chối mọi thú vui từ cuộc sống, hay than vãn về đời sống xung quanh. Đây chắc chắn là những dấu hiệu của việc rối loạn trầm cảm.