Duyên Dáng Việt Nam

Trang bị ngay những nguyên tắc “sinh tồn” khi mùa lũ tới

Bơ • 28-10-2020 • Lượt xem: 3678
Trang bị ngay những nguyên tắc “sinh tồn” khi mùa lũ tới

Lũ lụt đem lại những hậu quả khủng khiếp và những câu chuyện đầy thương tâm ở các tỉnh miền Trung nước ta thời gian gần đây. Mặc dù thiên tai là “việc của ông trời”, cực kì khó lường nhưng nếu có một sự chuẩn bị kĩ càng và cẩn thận thì tỉ lệ sống sót an toàn của con người cũng sẽ tăng lên đáng kể. Đặc biệt là sự chuẩn bị phải ở cả ba giai đoạn: trước – trong – sau lũ và quan trọng nhất là giai đoạn đầu.

Tin, bài liên quan:

Có thể phải sơ tán gần 1,3 triệu dân do bão số 9

Bạn đọc Một Thế Giới đã ủng hộ hơn 500 triệu cho đồng bào miền Trung

Trước khi lũ xảy ra:

  • Nâng cao bảng điều khiển điện nếu nhà bạn ở trong khu vực bị ảnh hưởng bởi lũ lụt.
  • Nên kiểm tra hệ thống thoát nước của căn nhà để thông tắc nếu cần.
  • Cắt bỏ đi những cành cây thừa ở trong vườn nhà và khu vực xung quanh để tránh những cành cây bị bão “bẻ” gãy làm hỏng mái nhà hay xe cộ…
  • Làm sạch máng xối – bộ phận dẫn nước mưa ra khỏi nhà. 
  • Gia cố nhà làm gác lửng, lối thoát trên mái nhà để ở tạm nếu lũ tới quá nhanh.
  • Tranh thủ thu hoạch các sản phẩm nông nghiệp và nuôi trồng thủy sản.
  • Lưu giữ các số điện thoại và địa chỉ liên lạc trong trường hợp khẩn cấp.
  • Cài đặt “van kiểm tra” trong các ống chữ U cho cống để ngăn nước lũ tồn đọng trong hệ thống thoát nước của nhà bạn.
  • Tìm hiểu xem vị trí của bạn ở trên mực nước lũ có thể xảy ra và những khu vực an toàn nào gần nhất và dự tính trước về địa điểm di tản. 
  • Đảm bảo mọi người trong nhà phải biết liên lạc với ai và làm sao để giữ liên lạc khi ra khỏi khu vực đó.
  • Cần hướng dẫn, cung cấp cho trẻ những thông tin, cách thức liên lạc nếu trong trường hợp nguy cấp các thành viên trong gia đình bị tách nhau.
  • Dự trữ một số các thực phẩm như mì ăn liền, bánh, lương khô, gạo, trứng, thực phẩm đóng hộp. Nên ưu tiên các loại thực phẩm tổng hợp, có hàm lượng dinh dưỡng cao và dễ bảo quản và dự trữ được lâu ngày.
  • Cần chuẩn bị một số vật dụng cần thiết sau: đèn pin, đèn tích điện, quần áo mưa, áo phao, thuốc, bộ đồ dùng sơ cứu, nước, tiền mặt, giấy tờ tùy thân, điện thoai, radio
  • Nếu có thể, hãy chuẩn bị thuyền bè vì đây sẽ là phương tiện di chuyển khi nước lũ lên.
  • Nên lập hẳn một "bản kế hoạch ứng phó" lũ lụt với đầy đủ các thông tin và trình tự để khi lũ ập tới, tất cả thành viên trong gia đình đều có thể ứng phó nhanh gọn, không hoảng loạn. 

Trong lúc lũ lụt:

1. Cập nhật tin tức hàng giờ:

  • Nếu bạn đang ở trong vùng có khả năng bị lũ hoặc bị ngập nước, hãy luôn cập nhật tin tức trên các phương tiện truyền thông như: tivi, radio hoặc internet để nắm bắt những thông tin mới nhất về diễn biến khó lường của cơn lũ cũng như những thông báo về khu vực an toàn hoặc nơi tiếp tế thực phẩm, đồ dùng.
  • Theo dõi thông tin về những khu vực bị ảnh hưởng, những con đường có thể đi, nơi di tản nếu cần thiết. 

2. Thận trọng khi di chuyển:

  • Nếu khu vực bạn ở mới chỉ ngập một số chỗ, bạn cũng cần hạn chế lái xe, chỉ đi lại trong trường hợp thực sự cần thiết.
  • Duy trì khoảng cách thích hợp đối với các xe đi trước, không nên chạy song song với xe ô tô tải, xe bus,…
  • Đi theo đường đi của xe trước, không vượt và đi thật chậm.
  • Tuy nhiên, đừng cố vượt khi bạn chưa chắc chắn về tầm nhìn cũng như khả năng tăng tốc của xe mình.
  • Bật đèn xe mọi lúc. Điều này không chỉ giúp bạn quan sát đường tốt hơn, mà còn giúp các lái xe khác thấy rõ bạn.
  • Tránh băng qua cầu và các cống nước nếu nước đang dâng cao và chảy xiết.
  • Cảnh giác với đường ống xả trên tường nhà hoặc các cây to. Gió lớn có thể làm chúng gãy đổ bất cứ lúc nào.
  • Tuyệt đối không sử dụng ô.
  • Nếu đang di chuyển bằng ô tô mà gặp một con đường bị ngập, không nên thử lái xe qua bởi mực nước có thể sâu hơn bạn tưởng và bạn sẽ bị mắc kẹt, thậm chí cuốn trôi. Nếu không may bị kẹt giữa dòng nước lũ, hãy bỏ xe lại và tự cứu mình.

3. Bảo vệ nhà cửa, tài sản:

  • Gia cố nhà cửa chắc chắn và bịt các lỗ thông gió.
  • Tắt nguồn nước, điện, gas của tất cả các thiết bị trong nhà. Không chạm tay vào nguồn điện khi đang đứng trong nước.
  • Ngắt nguồn những thiết bị sử dụng điện.
  • Di chuyển những vật dụng có giá trị lên cao, hạn chế tối đa thiệt hại khi nước tràn vào nhà.

Sau khi lũ rút:

  • Chỉ trở về nhà khi các nhà chức trách thông báo khu vực nhà bạn đã an toàn.
  • Tránh xa những đường dây điện bị đứt và báo cáo cho các công ty điện lực.
  • Hạn chế bước vào các tòa nhà bởi có thể có những vật trên cao bất ngờ đổ xuống hoặc có những thiệt hại không thể nhìn thấy, đặc biệt là ở các nền móng.
  • Làm sạch và khử trùng tất cả các đồ dùng vật dụng trong nhà bị ướt. Bùn từ nước lụt có thể chứa nước thải và hóa chất.
  • Sửa chữa các bể tự hoại, giếng và hệ thống thoát nước càng sớm càng tốt.
  • Hết sức thận trọng ở các khu vực có nước lụt đang rút bởi trong đó có thể chứa các mảnh vỡ sắc nhọn. Đường xá rất trơn trượt và có thể đã bị suy yếu, hư hại nặng
  • Vứt bỏ hết tất cả những thực phẩm đã bị ngâm hoặc tiếp xúc với nước lũ bởi nguy cơ rất cao chúng đã bị nhiễm bẩn.
  • Kiểm tra nguồn nước và thanh lọc sạch nước nếu nghi ngờ bị nhiễm bẩn.
  • Không bật lửa nếu có đường dẫn khí ga bị vỡ bởi có thể gây ra hỏa hoạn, cháy nổ.