Duyên Dáng Việt Nam

Trẻ thường không hiểu hết những câu "trừu tượng" của cha mẹ khi tức giận

Ngọc Minh • 22-01-2018 • Lượt xem: 1229
Trẻ thường không hiểu hết những câu "trừu tượng" của cha mẹ khi tức giận

Khi bé ăn vạ hay phản ứng dữ dội trước mặt phụ huynh, đừng vội la mắng bé. Điều quan trọng đầu tiên mà người làm bố, làm mẹ cần có đó là thái độ bình tĩnh.

Đại học London kết luận: “Trẻ con học rất nhanh. Khi bạn la bé, bé có thể học cách quát lên khi cần sự chú ý của bạn. Khi bạn đe dọa bé, bé sẽ học cách làm bạn sợ. Tồi tệ hơn, khi bạn la mắng mà không có hành động nào, bé có thể học được rằng “Ôi, mẹ chỉ quát lên thế, chứ không có gì”. Hầu hết khi các bậc cha mẹ to tiếng với con trong cơn nóng giận, bé sẽ chẳng hiểu đầu đuôi câu chuyện như thế nào mà mình lại bị mắng. Thậm chí bé còn làm ngược lại so với sụ răn đe của bố mẹ.

Một nghiên cứu khác cho thấy như sau: “Trong 5 kết quả về trạng thái tâm lý mà chúng tôi tìm thấy ở những đứa trẻ thường xuyên bị la mắng kiểu hổ báo, không có trạng thái nào cho thấy việc thay đổi của trẻ là tích cực, mặc dù cường độ và tần suất la mắng của cha mẹ có gia tăng”.

Hầu hết phụ huynh đều nghĩ rằng, trẻ sẽ làm đúng dần dần theo mệnh lệnh hoặc bị cha mẹ la mắng sau nhiều lần. Thế nhưng, trẻ hầu như không tốt lên sau mỗi lần cha mẹ quát con, nạt nộ bé. Nhất là trẻ từ 0-6 tháng tuổi, bé hoàn toàn không hiểu được vì sao cha mẹ lại nạt nộ mình khi bé không như ý họ. Cách tốt nhất là: Dùng hình ảnh hiện hữu đại diện cho khái niệm trừu tượng.

Mỗi khi bạn nổi cáu và chuẩn bị "trừng phạt" những em bé ngây thơ nghịch ngợm, điều quan trọng đầu tiên là hãy hít thở sâu và thử cách này: lấy một chậu nước, thở vào đó bạn sẽ thấy chậu nước xao động. Cách thử nghiệm hài hước này có tác dụng cực tốt, vì nó hầu như sẽ hút hết cơn nóng giận của bạn và giúp bạn bình tĩnh trở lại.

Nếu gặp cảnh em bé nhà bạn khóc thét lên và nổi cơn thịnh nộ bất cứ lúc nào, thì đấy là do bé thiếu kiểm soát cảm xúc cá nhân. Mẹo phòng ngừa cơn nóng của bé là hãy chuẩn bị một quả bong bóng hoặc bông gòn và nói với con: Bống ơi, bóng bay của con đâu, đem ra đây mình cùng thổi nhé! Cả hai mẹ con cùng thổi bay quả bóng lên cao, giống như tiễn cơn giận đi chỗ khác. Lặp lại nhiều lần cách này, bé sẽ quen và kiểm soát được sự cáu bẳn của mình.