Duyên Dáng Việt Nam

Vắc xin Pfizer tạo ra kháng thể gấp 10 lần so với Sinovac

Đan Thuỳ • 16-07-2021 • Lượt xem: 418
Vắc xin Pfizer tạo ra kháng thể gấp 10 lần so với Sinovac

Một nghiên cứu mới của Hồng Kông đã phát hiện ra rằng những người tiêm vắc xin Pfizer có số lượng kháng thể nhiều hơn 10 lần so với những người dùng vắc xin Sinovac.

Các phát hiện của Đại học Hồng Kông được công bố trên Lancat Microbe ngày 16.7 cho thấy sự cần thiết của việc tiêm nhắc lại để tăng kháng thể ở những người tiêm vắc xin Sinovac để chống lại COVID-19.

Sự hiện diện của các kháng thể là dấu hiệu của việc vắc xin đang thiết lập hàng rào bảo vệ cơ thể. Theo cách chuyên gia ngày càng có nhiều bằng chứng cho thấy mức độ kháng thể cao tương đương với khả năng chống chọi với vi rút mạnh hơn và lâu dài hơn.

Trong nghiên cứu của mình, các nhà dịch tễ học hàng đầu là Benjamin Cowling và Gabriel Leung và nhà vi rút học Malik Peiris đã viết: “ Sự khác biệt về nồng độ của các kháng thể trung hoà được xác định trong nghiên cứu của chúng tôi có thể chuyển thành sự khác biệt đáng kể về hiệu quả của vắc xin”.

Hồng Kông đã sử dụng hơn 4,5 triệu liều các loại vắc xin COVID-19 trong đó có khoảng 2,6 triệu vắc Pfizer của hãng dược BioNtech và 1,8 triệu vắc xin Sinovac do Trung Quốc sản xuất. Tuy nhiên, kế hoạch tiêm chủng tại Hồng Kông bị trì hoãn kể từ khi bắt đầu vào cuối tháng 2 và chỉ có khoảng ¼ dân số thành phố được tiêm chủng đầy đủ.


Người dân Hồng Kông đến tiêm vắc xin Pfizer - Ảnh: SCMP

Đối với nghiên cứu về kháng thể, các nhà nghiên cứu của HKU đã tuyển dụng 1.442 nhân viên y tế đồng thời thu thập các mẫu máu từ họ trong các khoảng thời gian khác nhau.

Trong lô đầu tiên gồm 93 người tham gia được tiêm chủng đầy đủ 2 mũi, nồng độ kháng thể của 63 người được tiêm vắc xin Pfizer đã tăng “đáng kể” sau mũi đầu tiên và tiếp tục tăng ở mũi thứ 2. Trong khó đó, 30 người tiêm vắc xin Sinovac có nồng độ kháng thể “thấp” sau mũi đầu tiên và “vừa phải” sau mũi thứ 2.

Cowling cho biết sử dụng phương pháp “tiêu chuẩn vàng” được gọi là PRNT, các nhà nghiên cứu nhận thấy mức độ kháng thể trung bình của nhóm 12 người tiêm vắc xin Pfizer ở mức 269 cao hơn 10 lần so với kháng thể đạt mức 27 ở những người thuốc nhóm tiêm vắc xin Sinovac.

Các nhà nghiên cứu cũng phát hiện ra rằng những người tiêm vắc xin Pfizer có mức kháng thể thấp nhất vẫn có nhiều kháng thể hơn những người tiêm vắc xin Sinovac ở mức kháng thể cao nhất.

Mức độ kháng thể do Sinovac tạo ra được đánh giá là tương đương hoặc thấp hơn một chút so với mức được phát hiện ở bệnh nhân COVID-19 đã hồi phục.


Vắc xin Sinovac của Trung Quốc sản xuất - Ảnh: Internet

Cowling cho biết khoảng cách hiệu quả giữa hai loại vắc xin phù hợp với sự khác biệt được các nhà sản xuất báo cáo trong các cuộc thử nghiệm lâm sàng giai đoạn ba. Kết quả cho thấy vắc xin Pfizer hiệu quả đến 95% còn Sinovac là 50,7%.

Các phát hiện này cho thấy khả năng cần tiêm thêm liều vắc xin tăng cường ở những người dùng vắc xin Sinovac, đặc biệt là những người cao tuổi, những người có phản ứng miễn dịch kém với vắc xin.

Một Uỷ ban khoa học thuộc Trung tâm Bảo vệ Sức khoẻ sẽ họp vào tuần tới để thảo luận xem việc tiêm mũi vắc xin tăng cường có cần thiết cho một số người.

Theo 1thegioi.vn