Duyên Dáng Việt Nam

Vì sao con bạn mắc bệnh trầm cảm khi dậy thì?

Châu Anh • 03-10-2019 • Lượt xem: 6213
Vì sao con bạn mắc bệnh trầm cảm khi dậy thì?

Dậy thì là lứa tuổi mà ở trẻ có sự thay đổi của tâm và sinh lý. Nhiều trẻ rơi vào tình trạng u uẩn, trầm cảm. Bố mẹ cần quan sát để nhanh chóng tìm ra giải pháp giúp con thoát khỏi vũng đen tâm trí.

Bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì không phải chỉ là một “điểm yếu” mà trẻ có thể vượt qua bằng niềm tin. Căn bệnh tâm lý này có thể gây ra những hậu quả nghiêm trọng và cần có thời gian điều trị lâu dài. Đối với hầu hết các trường hợp của trầm cảm tuổi dậy thì, trẻ có thể được điều trị bằng liệu pháp tâm lý kết hợp với thuốc chống trầm cảm.

Nhiều yếu tố có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh trầm cảm ở tuổi dậy thì bao gồm:

Lạm dụng rượu, nicotine hoặc các loại chất gây nghiện khác

Bị khuyết tật học tập hoặc rối loạn tăng động giảm chú ý (ADHD)

Bị đau liên tục hoặc bị bệnh mãn tính như ung thư, tiểu đường hoặc hen suyễn

Đã từng là nạn nhân hoặc nhân chứng của bạo lực, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tình dục

Đồng tính nam, đồng tính nữ, lưỡng tính hoặc chuyển giới trong một môi trường không được hỗ trợ

Có những đặc điểm tính cách nhất định, chẳng hạn như tự ti hoặc bị phụ thuộc quá mức, tự phê bình hoặc bi quan

Có những vấn đề ảnh hưởng tiêu cực đến lòng tự tin, chẳng hạn như béo phì, vấn đề bạn bè trang lứa, bắt nạt lâu dài hoặc các vấn đề học tập

Có các tình trạng sức khỏe tâm thần khác, chẳng hạn như rối loạn lưỡng cực, rối loạn lo âu, rối loạn nhân cách, chán ăn hoặc chứng cuồng ăn.

Vì sao con mắc bệnh trầm cảm khi dậy thì?

Hóa chất trong não bộ: Chất dẫn truyền thần kinh là chất hóa học nội sinh xuất hiện tự nhiên mang tín hiệu đến các bộ phận khác trong não và cơ thể. Khi các hóa chất này bất thường hoặc suy yếu, chức năng của các thụ thể thần kinh và hệ thống thần kinh thay đổi có thể dẫn đến trầm cảm.

Hormone mất cân bằng: Tình trạng mất cân bằng hormone có thể liên quan đến khả năng gây ra trầm cảm.

Di truyền gia đình: Trầm cảm phổ biến hơn ở những người có cùng huyết thống. Chẳng hạn như cha mẹ hoặc ông bà bị trầm cảm thì con cháu cũng sẽ dễ mắc bệnh tâm lý này.

Ký ức tuổi thơ: Các ký ức tổn thương trong thời thơ ấu, chẳng hạn như lạm dụng thể chất hoặc tinh thần, mất cha mẹ, có thể gây ra những thay đổi trong não khiến một người dễ bị trầm cảm.

Suy nghĩ tiêu cực: Trầm cảm tuổi dậy thì có thể được liên kết với cách suy nghĩ mình bất lực thay vì tìm giải pháp cho những thách thức của cuộc sống.

Những vấn đề như áp lực khi so sánh với bạn đồng trang lứa, kỳ vọng về kết quả học tập và những thay đổi về thể chất có thể khiến tâm lý của trẻ lên xuống thất thường. Đối với một số trẻ ở tuổi dậy thì, cảm xúc tiêu cực không chỉ đơn giản là tâm lý ẩm ương tuổi mới lớn mà có thể kéo dài như một dấu hiệu trầm cảm mà bạn nên nhận biết càng sớm càng tốt.