Duyên Dáng Việt Nam

3 điều nên biết về viêm môi và cách chăm sóc làn môi mỏng manh

Cẩm Tú • 07-12-2020 • Lượt xem: 1787
3 điều nên biết về viêm môi và cách chăm sóc làn môi mỏng manh

Lớp da trên môi vốn mỏng manh, chỉ bằng một phần ba lớp tế bào so với phần còn lại của cơ thể. Không có bất kỳ tuyến mồ hôi giữ ẩm nào trên bề mặt môi do đó ngay cả việc liếm môi cũng có thể làm tổn thương đôi môi của bạn.Vào mùa đông môi dễ bị nứt nẻ và ngứa, đó chính là dấu hiệu của tình trạng viêm môi. 

Bài xem thêm

5 bí quyết dưỡng ẩm thần kỳ đặc trị da khô chị em nên biết

Những dấu hiệu làn da cảnh báo bạn cần phải thay kem dưỡng ẩm ngay

Các triệu chứng của viêm môi

Viêm môi có thể gây ngứa, cảm giác nóng ran, thâm chí đau. Viêm môi có thể do nhiều yếu tố, cả bên trong và bên ngoài. Phổ biến nhất là bệnh chàm và nhiễm trùng.

Khô môi do các bệnh nội khoa thường ít gặp hơn. Viêm môi có vảy là nguyên nhân phổ biến nhất.  Các bệnh ngoài da như viêm da dị ứng, do tiếp xúc với các vật liệu gây dị ứng hoặc kích ứng cũng có thể là nguyên nhân gây ra viêm môi. 

Nguyên nhân của viêm môi

Điều quan trọng cần lưu ý là tình trạng viêm môi có thể chịu ảnh hưởng của nhiều yếu tố. Kích ứng hoặc dị ứng bởi thực phẩm, dược phẩm (như kem chống nắng), nước hoa, mỹ phẩm, sản phẩm vệ sinh răng miệng và chất bảo quản là những thủ phạm phổ biến.

Làm thế nào để bạn biết nếu bị viêm môi

Bằng cảm nhận trực quan, bạn có thể đoán biết tình trạng viêm môi của mình khi có những dấu hiệu: môi khô, nứt nẻ, ngứa, thậm chí xuất huyết.

Để biết chính xác mình bị viêm môi do dị ứng hay viêm môi xuất huyết cần phải kiểm tra có thể xét nghiệm các vật phẩm nghi ngờ tại các trung tâm chuyên khoa da liễu.

5 cách bảo dưỡng làn môi mỏng manh

Dưỡng ẩm

Phòng ngừa bao giờ cũng tốt hơn chữa bệnh. Son dưỡng giúp tránh khô môi do gió, không khí hanh khô, thức ăn mặn, thở bằng miệng và thói quen liếm môi. Nếu bạn chọn loại có SPF, nó cũng sẽ bảo vệ môi khỏi tiếp xúc quá mức với các tia UV có hại.

Kem dưỡng ẩm và kem chống viêm tại chỗ có thể làm giảm bớt tình trạng viêm. Bác sĩ cũng có thể kê đơn một loại kem steroid, thuốc kháng sinh hoặc điều trị chống nấm để giúp chữa bệnh.

Xoa một số loại dầu hạt tự nhiên và bơ hạt lên môi cũng có thể giúp giảm nứt nẻ và nứt nẻ rất tốt. Dầu dừa, dầu oliu là nhưng loại dầu tự nhiên rất tốt cho làn môi.

Tránh các chất gây dị ứng tiềm ẩn

Loại bỏ chất gây nghi ngờ kích ứng ra khỏi môi trường sống của bạn là phương pháp điều trị chính. Bệnh nhân nên tránh các loại son dưỡng môi có chứa hương liệu, chất bảo quản, lanolin và các chất gây dị ứng tiềm ẩn khác.

Các loại kem bôi tại chỗ có chứa Corticosteroid rất hữu ích trong việc giảm mẩn đỏ và ngứa. Trong một vài trường hợp, thuốc làm mềm da như petrolatum có thể được sử dụng rộng rãi kết hợp với corticosteroid tại chỗ.

Nếu những biện pháp này không giúp ích được gì, người bệnh nên tham khảo ý kiến ​​của bác sĩ da liễu chuyên khoa.

Thực phẩm chức năng bổ sung sắt

Theo Hiệp hội Da liễu New Zealand, viêm môi có thể phát sinh như một triệu chứng của thiếu sắt. Chế độ ăn uống bổ sung sắt có thể giúp điều chỉnh sự thiếu hụt và do đó làm giảm ngứa và khô da.

Uống nhiều nước

Môi khô là dấu hiệu của tình trạng mất nước. Đảm bảo cung cấp đủ nước cho cơ thể bằng cách uống 8 đến 12 cốc nước mỗi ngày.

Mua máy tạo độ ẩm

Nếu bạn sống hoặc làm việc trong môi trường có máy lạnh, hãy cân nhắc chọn máy tạo độ ẩm. Máy tạo độ ẩm có thể giúp làm ẩm không khí và chữa khô môi.