Duyên Dáng Việt Nam

4 đức tính quan trọng nên rèn luyện cho trẻ

Cẩm Tú • 20-05-2020 • Lượt xem: 1807
4 đức tính quan trọng nên rèn luyện cho trẻ

Bên cạnh sức mạnh thể chất, trí tuệ, cha mẹ nên lưu ý bồi dưỡng cho con những đức tính quan trọng giúp con xây dựng kỹ năng, phát triển sức mạnh nội tâm.

Tin, bài liên quan:
Nuôi con nhỏ nên tránh ba thực phẩm sau trong bữa ăn

Kiên trì

Trong những năm gần đây, khi nhắc đến cách nuôi dạy giúp phát huy hết tiềm năng của trẻ, “grit” được nhắc đến rất nhiều. Theo nhà tâm lý học Đại học Pennsylvania, Angela Duckworth, “grit” được định nghĩa là “sự kiên trì, bền bỉ và đam mê dành cho những mục tiêu dài hạn”, báo hiệu khả năng thu nhập và hạnh phúc trong tương lai tốt hơn so với chỉ số IQ hay tài năng.

Ngày nay càng có nhiều nghiên cứu chứng minh ảnh hưởng của sự kiên gan, bền chí dẫn đến hạnh phúc và thành công của một người. Đức tính kiên trì kéo theo khả năng làm việc chăm chỉ, chịu đựng gian khó, thử thách, nỗ lực hơn nữa để hoàn thành mục tiêu. Đây chính là chìa khóa dẫn đến thành công.

Angela Duckworth và các cộng sự đã tiến hành một cuộc khảo sát, kiểm tra “grit” của các học viên tại trường Học viện Quân sự West Point. Chương trình kiểm ta có tên “Beast Barracks” được thiết kế đẩy các học viên tới giới hạn về tinh thần và cảm xúc. Đến cuối chường trình chỉ 40% học viên bị loại. Điều này cho thấy ở những người trụ vững chỉ số “grit” cao hơn.

Không dễ để rèn luyện tính kiên trì, bền chí. Bời vậy, ngay từ khi còn nhỏ trẻ cần được xây dựng nền móng từ những việc nhỏ nhất. Hãy luôn ở bên động viên, khuyến khích con nỗ lực hoàn thành bất cứ việc gì. Nếu trẻ không đạt được kết quả như mong muốn, bạn vẫn nên tự hào vì trẻ đã cố gắng.

Đồng cảm

Khả năng thấu hiểu và đồng cảm là một trong những kỹ năng quan trọng nhất mà một người cần có, dù là người trưởng thành hay trẻ nhỏ.

Sự đồng cảm là yếu tố cần thiết để gắn kết mọi người. Một đứa trẻ được nuôi dưỡng phẩm chất đồng cảm sẽ biết yêu thương cha mẹ, đi học sẽ biết quý mến bạn bè, thầy cô; đi làm hoà nhã với đồng nghiệp; lập gia đình biết trân trọng vợ, chồng. 

Không có sự đồng cảm, con người sẽ trở nên vô cảm, không biết yêu thương trân trọng, hay phán xét người khác. Điều đó dẫn đến hàng loạt những tính xấu như ghen tỵ, hay chê bai, khinh khi những người xung quanh. Một người như thế cũng sẽ không thể nhận lại sự yêu thương, tôn trọng của người khác. 

Bởi vậy, hãy vun đắp cho con đức tính đồng cảm, dạy con biết quan tâm giúp đỡ người khác. 

Can đảm

Cuộc đời của con người phải đứng trước rất nhiều ngã rẽ, đối mặt với vô vàn nghịch cảnh, nếu không can đảm dấn thân, làm gì cũng rụt rè, nhút nhát thì cuộc sống chỉ như một các bóng tồn tại chứ không phải là đang sống.

Can đảm không phải điều gì to lớn. Đơn giản, can đảm được thể hiện qua cách con tiến bộ ngay cả trong những hoàn cảnh khó khăn; dám ra khỏi vùng an toàn, tiếp nhận những thách thức hoặc để thử một điều mới mẻ, lạ lẫm.

Can đảm đưa con đến những trải nghiệm phòng phú, thúc đẩy con đưa ra những ý tưởng sáng tạo, đột phá, thôi thúc con biết giúp đỡ người khác. Bản lĩnh tự tin được xuất phát từ lòng can đảm. 

Khi đối mặt với một thử thách, như tham gia một trò chơi, bắt đầu một công việc mới, được giao đảm nhiệm một trọng trách mới, người can đảm sẽ chấp nhận thử thách, làm việc hết mình để đạt được mục tiêu, ngược lại, người nhút nhát sẽ chần chừ từ chối cơ hội chấp nhận an toàn trong cái vỏ an toàn của mình.

Thật đáng sợ khi chấp nhận rủi ro. Nhưng đủ can đảm để thử ngay cả khi bạn không biết làm thế nào một thứ gì đó sẽ trở thành một kỹ năng tuyệt vời. Điều đó sẽ giúp bạn tiến xa hơn trong cuộc sống.

Tự tin

Tự tin là khi một đứa trẻ không ngần ngại giơ tay giúp đỡ hoặc giải thích với giáo viên và bạn bè khi cảm thấy lo lắng. Những đứa trẻ tự tin có thể yêu cầu những gì chúng cần khi chúng cần.

Sự tin tin tiếp sức mạnh cho trẻ làm bất kỳ điều gì chúng muốn, dám nói lên những điều chúng suy nghĩ.

Làm thế nào để nuôi dưỡng sự tự tin của trẻ? Một số cha mẹ thường mắc sai lầm khi cho rằng, luôn phải ngăn chặn con làm những việc quá sức mình, không cho phép con thử sức, trải nghiệm; đồng thời luôn nhấn mạnh vào những việc làm không thành công của con. “Con không làm được đâu” “đã nói rồi không làm được mà” “con đừng….” Những câu nói vô tình nhưng nhấn chìm sự tự tin đang lớn dần của một đứa trẻ.

Hãy thử khuyến khích con làm những điều mới mẻ, khuyến khích con khám phá, chỉ cho con những điều mới lạ; tôn trọng ý kiến của con, dù ý kiến đó đúng hay sai, phù hợp hay không cha mẹ cũng không nên phủ nhận hãy phân tích cho con hiểu. Luôn khen ngợi quá trình, đừng quá chú trọng vào kết quả của con. Cho con hiểu rằng mỗi thất bại là một nấc thang giúp con đến gần hơn với thành công.

Những đứa trẻ có thể không nhận ra sự quan trọng của những đức tính này và cũng không biết rằng những đức tính này đang lớn dần một cách tự nhiên. Nhưng những phẩm chất này rất có giá trị và thực sự có thể giúp quyết định thành công và hạnh phúc lâu dài của con trẻ. Hãy giúp con nhận ra và phát triển, rèn luyện những phẩm chất này để con trưởng thành.