“Biệt thự Cầu Đá” là tên gọi của quần thể công trình gồm 5 ngôi biệt thự trên ngọn núi Cảnh Long nằm sát biển, phía nam thành phố Nha Trang, tỉnh Khánh Hòa. 5 ngôi biệt thự - 5 kiến trúc xinh xắn mang tên 5 loài cây, hoa, hòa vào thiên nhiên tạo thành thắng cảnh tuyệt đẹp bên vịnh Nha Trang.
“Biệt thự Cầu Đá” (cùng một số công trình phụ trợ) được chính quyền bảo hộ Pháp xây dựng năm 1923, nhằm mục đích thiết lập một cơ sở hạ tầng - kiến trúc cho chiến lược nghiên cứu Biển Đông và khu vực Đông
Những con đường dốc quanh co và lãng mạn trên núi dẫn lên khu biệt thự.
Quần thể công trình được xây dựng trên mỏm núi nhô ra phía biển với diện tích mặt bằng khoảng 12 ha, có độ cao 50m so với mực nước biển. 5 ngôi biệt thự tọa lạc trên 3 ngọn đồi cao được đặt bằng những cái tên rất lãng mạn, là 5 loài cây – hoa được trồng nhiều trong khuôn viên khu biệt thự. Biệt thự thứ nhất nằm ở ngọn đồi cuối cùng của mỏm núi nhô ra gần biển nhất có tên là “Les Agaves” – Xương Rồng, biệt thự thứ hai ở ngọn đồi tiếp theo về phía trong đất liền là “Les Frangipaniers” – Bông Sứ; ba biệt thự còn lại nằm trên ngọn đồi thứ ba lần lượt có tên là: “Les Bouguinvillés” - Bông Giấy, “Les Flamboyants” - Phượng Vĩ, “Les Badamniers” - Cây Bàng. Chính tiến sĩ Armand Krempt (người Pháp gốc Đức), sau này là giám đốc đầu tiên của Hải học viện Đông Dương là người trực tiếp chỉ huy thiết kế xây dựng đồ án Biệt thự Cầu Đá. Sau khi hoàn thành xây dựng Biệt thự Cầu Đá, người Pháp xây dựng Hải học viện Đông Dương vào năm 1925, nằm ngay gần đó. Tiến sỹ Armand Krempt cũng là chủ nhân đầu tiên của biệt thự Xương Rồng - biệt thự có vị trí và kiến trúc đẹp nhất.
Biệt thự Bông Giấy.
Biệt thự Phượng Vỹ.
Biệt thự Cây Bàng.
Một góc biệt thự Cây Bàng.
Biệt thự Bông Sứ (Vọng Nguyệt). Tầng trệt biệt thự Bông Sứ đã được vua Bảo Đại dùng làm phòng họp, chiêu đãi quan khách; tầng lầu là nơi nghỉ ngơi của vua và hoàng hậu, sân thượng là nơi đón gió, ngắm trăng.
Sảnh vào biệt thự Bông Sứ.
Năm ngôi biệt thự được xây dựng với quy mô nhỏ, 2 tầng, kiến trúc mang phong cách cổ điển Pháp. Mỗi công trình có một dáng vẻ khác nhau song vẫn tương đồng, thống nhất và hài hoà với cảnh quan. Các công trình đều có hình khối đơn giản, trang nhã; trang trí vừa phải và tinh tế. Năm ngôi biệt thự được ví như những bông hoa đẹp bên vịnh Nha Trang.
Năm 1926, Bảo Đại lên ngôi Hoàng đế, và trở thành vị vua cuối cùng của nhà Nguyễn - triều đại phong kiến cuối cùng trong lịch sử Việt
Biệt thự Xương Rồng (Nghinh phong), công trình có vị trí và kiến trúc đẹp nhất trong quần thể. Đây là điểm ngắm cảnh biển lý tưởng. Từ đây cũng có lối xuống bến tàu, lối xuống bãi tắm rất đẹp có tên là bãi tắm Hoàng hậu.
Sảnh chính biệt thự Xương Rồng hướng ra phía biển.
Các góc bên ngoài của biệt thự Xương Rồng.
Nội thất phòng khách tại tầng trệt Biệt thự Xương Rồng, hiện là phòng trưng bày lịch sử liên quan đến vua Bảo Đại, gia đình và triều Nguyễn.
Hành lang phía sân trước Biệt thự Xương Rồng, hướng ra biển. Nơi đây có kê tấm phản lớn, là nơi ngồi chơi đón gió của Vua Bảo Đại và Hoàng hậu
Bộ salon này Vua Bảo Đại đã dùng để tiếp khách trong thời gian sử dụng biệt thự Xương Rồng.
Sau năm 1954, cùng những biến động lịch sử - chính trị của đất nước, Bảo Đại mất dần vai trò chính trị và thực quyền trong chính trường phía nam; gia đình tổng thống Việt
Biệt thự Cầu Đá đã có một trăm năm tuổi. Mặc dù thời gian và những tác động của con người ít nhiều làm biến đổi, song về tổng thể, 5 ngôi biệt thự vẫn giữ được những nét đẹp nguyên bản của kiến trúc xưa; cùng cảnh quan thiên nhiên, tô điểm thêm nhan sắc của thành phố biển Nha Trang.
Lối xuống bãi tắm Hoàng hậu từ biệt thự Xương Rồng.
Bãi tắm Hoàng hậu, một bãi tắm nhỏ nhưng được coi là một trong những bãi tắm đẹp nhất Nha Trang.
Lối xuống bến tàu, phía nam biệt thự Xương Rồng, gần bãi tắm Hoàng hậu.
Vịnh Nha Trang nhìn từ phía biệt thự Xương Rồng, phía xa là đảo Hòn Tre.
Vịnh Nha Trang và cả thành phố sát bờ biển nhìn từ khu Biệt thự Cầu Đá.