ĐỜI SỐNG

Cần dự trữ những loại thực phẩm nào trong mùa bão lũ

Bơ • 27-10-2020 • Lượt xem: 3642
Cần dự trữ những loại thực phẩm nào trong mùa bão lũ

Vào những mùa mưa bão, lũ lụt, việc khan hiếm nguồn thực phẩm, nước uống và thuốc men luôn xảy ra. Đoàn cứu trợ của nhà nước, địa phương và các nhà hảo tâm chắc chắn sẽ hỗ trợ những người dân sống trong vùng này. Tuy nhiên, để đảm bảo được sự an toàn cũng như sinh mạng, việc tự chuẩn bị, dự trữ trước thực phẩm là điều thực sự cần thiết đối với mỗi gia đình. 

Tin, bài liên quan:

Sau vài tiếng, nghệ sĩ Hoài Linh kêu gọi được gần 900 cho miền Trung

'Nếu không nói được điều gì tử tế thì hãy... im lặng!'

Các loại thực phẩm cần dự trữ

1. Thực phẩm tươi

  • Trong trường hợp vẫn có thể sử dụng tủ lạnh (bằng cách nâng lên cao, những nơi nước chưa đến hoặc sống trên lầu cao), bạn có thể dự trữ một số ít thực phẩm tươi để đảm bảo dinh dưỡng.
  • Các loại thịt lợn, bò, gà sau khi mua về nên được sơ chế và cất trữ trong tủ đá. Khi cần sử dụng có thể rã đông và chế biến như bình thường. 
  • Ngoài thịt, các loại rau củ cũng nên được dự trữ nơi khô ráo như bầu, bí, khoai, củ cải, cà rốt,... Sở dĩ chỉ nên chọn mua loại trái, củ vì chúng có thể dễ bảo quản và có thời hạn dùng lâu hơn hẳn rau xanh.  
  • Đặc biệt, loại thực phẩm cực kì bổ dưỡng không thể thiếu chính là trứng. Nếu được bảo quản đúng cách, trứng có thể để được tới 15 - 20 ngày. 

2. Thực phẩm khô 

  • Tuy nhiên, để ngăn ngừa các nguy cơ có thể xảy ra, nên chuẩn bị thực phẩm khô nhiều hơn bởi chúng dễ bảo quản, lại để được rất lâu mà không cần chế biến, vô cùng thích hợp để sử dụng trong tình trạng bão lũ.
  • Một số loại đồ khô nên dự trữ bao gồm: mỳ ăn liền, các loại bánh, ngũ cốc, các loại thực phẩm đóng hộp như thịt hộp, cá hộp, xúc xích ăn liền, chả ruốc, sữa đặc. 
  • Đặc biệt, với những gia đình có trẻ nhỏ, sữa là một trong những thực phẩm cần lưu ý bởi chúng cung cấp rất nhiều chất dinh dưỡng cần thiết cho trẻ mà lại không cần chế biến.

3. Nước uống 

Ngoài việc chuẩn bị nguồn nước sạch để phục vụ nhu cầu sinh hoạt, nước uống cũng cần phải ưu tiên. Bởi trong bão lũ, việc mất điện luôn có thể xảy ra. Mà tuyệt nhiên, không bao giờ được uống nước chưa đun sôi bởi trong tình trạng giao thông chia cắt, nếu lỡ bị bệnh sẽ cực kì khó xử lý. Vì vậy, phải chuẩn bị nhiều nước uống đóng chai và bảo quản ở nơi khô ráo để khi cần thiết có thể dễ dàng sử dụng.

Cách dự trữ thực phẩm trong mùa lũ

Trước khi lũ tới

  • Tủ lạnh giúp kéo dài tuổi thọ của thực phẩm trong một thời gian ngắn và nhiệt độ tủ lạnh lý tưởng để sử dụng thực phẩm an toàn và bảo quản chúng ở tình trạng tốt nhất là ở mức dưới 40°F (dưới 4 độ C). Nên theo dõi báo đài để đưa sẵn tủ lạnh lên nơi cao trước lũ ngập lụt.
  • Đối với các thực phẩm khô, nên để sẵn chúng trong bao bì đóng kín và để ở nơi cao ráo, khô thoáng nhất của căn nhà phòng khi nước lũ dâng lên bất ngờ.

Trong lũ

  • Khi bị mất điện, cửa tủ lạnh và tủ đá phải được đóng kín hoàn toàn, không được mở trừ khi lấy thực phẩm ra để sử dụng nhằm duy trì nhiệt độ lạnh. Một tủ đá với cửa đóng chặt có thể giữ được nhiệt độ lạnh khoảng 48 giờ.
  • Bốn giờ sau khi mất điện, các thực phẩm sau cần phải đổ bỏ: thịt đã nấu chín hoặc còn sống, cá, sữa và các sản phẩm làm từ sữa. Đồng thời, những thức ăn dư thừa từ những ngày trước đó phải được bỏ đi. Mặc dù những thức ăn này chưa có dấu hiệu của việc hư hỏng, hôi thối nhưng chúng vẫn có thể chứa vi khuẩn mang bệnh và lây nhiễm sang tất cả thực phẩm dự trữ trong tủ lạnh của bạn.
  • Tuyệt đối không vì tiếc mà cố ăn những thực phẩm, nước uống đã tiếp xúc với nước lũ.

Sau khi lũ rút

  • Khi đã có điện trở lại và nước đã rút, bạn cần kiểm tra xem loại thực phẩm nào còn dùng được. Đối với những loại đã hư hỏng, nên vứt bỏ ngay.
  • Đối với thực phẩm khô được đóng kín trong các hộp kim loại, có thể khử trùng bằng cách rửa sạch hộp và sau đó tiệt trùng với dung dịch bao gồm một muỗng thuốc tẩy hoà tan vào một gallon (3,7) lít nước sạch.