VĂN HÓA

Di sản Nghe nhìn – Cánh cửa lưu giữ khoảnh khắc lịch sử và văn hóa

Mai Anh • 27-10-2024 • Lượt xem: 974
Di sản Nghe nhìn – Cánh cửa lưu giữ khoảnh khắc lịch sử và văn hóa

Ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn, được tổ chức vào ngày 27 tháng 10 hàng năm, nhắc nhở chúng ta về tầm quan trọng của việc lưu trữ và bảo tồn các nguồn tài liệu nghe nhìn. Còn được gọi tắt là AV, các tài liệu nghe nhìn có thể là bất cứ thứ gì, từ một đoạn clip ngắn hoặc một bộ phim tài liệu, đến các bài phát biểu hoặc một bản nhạc và giai điệu. Những loại tài liệu này cung cấp cho chúng ta cái nhìn sâu sắc về thực tế xã hội, chính trị, kinh tế và ngôn ngữ của một môi trường cụ thể. Các kho lưu trữ về nghe nhìn cũng là một cách tìm hiểu sâu hơn về những phần lịch sử mà không thể truy cập hay tiếp cận được vì bất kỳ lý do gì. Vì vậy, ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn 27 tháng 10 hàng năm là cách để nhắc nhở mọi người về tầm quan trọng của việc bảo quản và gìn giữ các tài liệu nghe nhìn trước khi quá muộn. Nhiều nguồn tài nguyên như vậy đã bị mất đi do sự thờ ơ và thiếu nỗ lực trong việc bảo tồn chúng.

Ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn đầu tiên được tổ chức vào năm 2005. Tổ chức Giáo dục, Khoa học và Văn hóa Liên hợp quốc (UNESCO) đã hợp tác với Hội đồng điều phối các Hiệp hội lưu trữ nghe nhìn (CCAAA) để tổ chức ngày này vào ngày 27 tháng 10.

CCAAA là một tổ chức trên toàn thế giới, có nhiều tổ chức nghe nhìn là thành viên. Không có vị trí nhân viên đặc biệt nào trong CCAAA, vì mỗi hiệp hội đăng ký đều có một chủ tịch và phó chủ tịch được bầu vào ban quản trị, số lượng có sự linh hoạt tùy theo số người sẵn sàng tình nguyện đảm nhận các vị trí này. CCAAA ra đời sau “Khuyến nghị về việc bảo vệ và lưu giữ ảnh động” của UNESCO vào năm 1980. Sáng kiến khuyến nghị kêu gọi các tổ chức và hiệp hội hợp tác khẩn cấp để bảo tồn các tài liệu lưu trữ. Kết quả là Hội nghị bàn tròn về các Bản ghi Nghe nhìn ra đời. Một số tổ chức như Liên đoàn Quốc tế các Hiệp hội và Tổ chức Thư viện (IFLA) và Hội đồng Lưu trữ Quốc tế (ICA) đã cùng nhau tham gia Hội nghị bàn tròn này.

Người ta quyết định, Hội nghị Chuyên đề Kỹ thuật chung (JTS) sẽ được tổ chức vài năm một lần. Tuy nhiên, chỉ sau vài năm, các hiệp hội lưu trữ liên quan nhận ra rằng, cần phải làm nhiều việc hơn nữa, và do đó CCAAA đã ra đời. Người ta ước tính rằng, chỉ trong vòng từ 10 đến 15 năm, các nguồn âm thanh và hình ảnh sẽ bị hư hại nếu không được bảo quản và bảo trì đúng cách, phần lớn là do bản chất của vật liệu ghi âm. Nếu điều này xảy ra, chúng ta sẽ mất đi những giá trị lịch sử quan trọng về ngôn ngữ, xã hội và văn hóa xung quanh mình. UNESCO coi những lợi ích sau đây của ngày này là nhằm “Nâng cao nhận thức cộng đồng về nhu cầu bảo tồn; tạo cơ hội để tôn vinh các khía cạnh cụ thể của di sản địa phương, quốc gia hoặc quốc tế; nhấn mạnh khả năng tiếp cận của các kho lưu trữ; thu hút sự quan tâm của giới truyền thông tới các vấn đề di sản; nâng cao vị thế văn hóa của di sản nghe nhìn; nhấn mạnh việc di sản nghe nhìn đang bị đe dọa, đặc biệt là ở các nước đang phát triển”.

Dòng thời gian của Ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn

1600: Giáo dục về Nghe nhìn

John Amos Comenius, một giáo viên người Séc, đã ủng hộ việc bổ sung tài nguyên giáo dục về nghe nhìn vào chương trình giảng dạy ở trường.

1930 - 1940: Nguồn tài liệu nghe nhìn trong Thế chiến thứ II

Trong Thế chiến thứ II, các nguồn tài liệu về nghe nhìn được phân phối cho các lực lượng vũ trang quan trọng, nhằm sử dụng làm công cụ phản ánh và kích thích quá trình suy nghĩ, hành động và trí tưởng tượng của quân nhân.

1980: Sáng kiến ​​khuyến nghị của UNESCO về lưu trữ di sản nghe nhìn

UNESCO trình bày báo cáo có tựa đề “Khuyến nghị về việc bảo vệ và lưu giữ ảnh động” để bảo tồn các nguồn tài liệu về nghe nhìn.

2005: Ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn đầu tiên

UNESCO và CCAAA hợp tác để kỷ niệm Ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn đầu tiên vào ngày 27 tháng 10.

Làm gì trong Ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn?

Tham gia các hoạt động trong ngày

Hãy tìm hiểu xem quốc gia của bạn đang có hoạt động gì trong ngày này, và làm cách nào để bạn có thể tham gia vào các hoạt động đó. Thường sẽ có các cuộc thi thiết kế logo, hội nghị, buổi chiếu phim và hội thảo để thảo luận về các chủ đề trong ngày này. Ví dụ, chủ đề của năm 2020 là “Cửa sổ hướng ra thế giới của bạn” và nhiều hoạt động được lên kế hoạch đều xoay quanh chủ đề này.

Tổ chức một sự kiện, hoặc hoạt động nào đó

Nếu xung quanh khu vực của bạn không diễn ra bất kỳ hoạt động nào, thì bạn có thể tự mình tổ chức. Bạn có thể liên hệ với hội đồng địa phương nơi mình đang sinh sống, hoặc các tổ chức như thư viện hay bảo tàng, để xem có thể làm gì nhằm nâng cao nhận thức về tầm quan trọng của ngày này hơn. Nếu có thể, hãy nhờ gia đình và cả bạn bè của bạn để giúp bạn tổ chức sự kiện này. 

Tìm hiểu và trải nghiệm các nguồn tài nguyên nghe nhìn

Ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn sẽ chẳng còn ý nghĩa gì nếu bạn không dành thời gian để tìm hiểu điều gì đó từ nguồn tài liệu nghe nhìn đúng không? Hãy đến thư viện tại nơi bạn sinh sống để xem một số tài liệu nghe nhìn. Thông thường, các thư viện sẽ nhận được tiền hỗ trợ và những đóng góp cần thiết nếu các nguồn tài liệu được lưu giữ tại cơ quan của họ liên tục được khách tham quan ghé thăm và thưởng thức. Nếu điều này không xảy ra, các thư viện sẽ mất đi nguồn kinh phí quan trọng để bảo tồn nguồn tài liệu của họ.

5 Sự thật về nghe nhìn sẽ khiến bạn kinh ngạc và ngỡ ngàng

Đây là một trong những dạng tài liệu giáo dục tốt nhất

Sử dụng nguồn tài liệu nghe nhìn để giảng dạy trong lớp học đã được chứng minh là một trong những phương pháp giảng dạy tốt nhất, vì nó cho phép học sinh nghe và nhìn thấy tài liệu cùng một lúc.

Một ngành công nghiệp thay đổi nhanh chóng và liên tục

Với tốc độ chuyển đổi công nghệ nhanh chóng hiện nay, ngành công nghiệp nghe nhìn đã chứng kiến ​​sự tăng trưởng và thay đổi mạnh mẽ, đến mức một đứa trẻ lớn lên vào những năm 2020 sẽ có những trải nghiệm công nghệ khác với một đứa trẻ ở thời điểm đầu những năm 2000.

Những thước phim âm nhạc thị trường, theo xu hướng

Một cách hay ho để tìm hiểu về xu hướng của một dòng thời gian nhất định là xem các video ca nhạc tại thời điểm đó, vì những video này sẽ cung cấp nền tảng nghe nhìn phù hợp về những gì đang diễn ra tại thời điểm quay video.

Định kiến tiềm ẩn so với sự lựa chọn

Nhiều học giả và nhà giáo dục đã bày tỏ sự e ngại của họ về việc sử dụng các tài liệu nghe nhìn, vì cách họ ghi âm có thể có những định kiến ​​tiềm ẩn trong thông điệp cơ bản của họ.

Góc độ nghe nhìn phong phú

Những tiến bộ về công nghệ đồng nghĩa với việc các phương pháp nghe nhìn mới hơn đang gia tăng, trong đó phương pháp mới nhất hiện nay là công nghệ Thực tế ảo.

Tại sao Ngày Quốc tế về Di sản Nghe nhìn lại quan trọng đến thế?

Đó là sự tôn vinh công nghệ nghe nhìn

Công nghệ nghe nhìn cho phép chúng ta nghe và nhìn thế giới khi chúng ta thoải mái yên vị ở một nơi khác. Công nghệ này khởi đầu như một cánh cửa, mà qua đó chúng ta có thể nhìn thoáng qua về một thế giới khác; nhưng với công nghệ thực tế ảo ngày nay, chúng ta có thể được hướng dẫn kỹ lưỡng từng bước một, bổ sung thêm một chiều hướng khác cho các khía cạnh học tập.

Nó tập trung vào một phần của lịch sử

Chúng ta có thể học được rất nhiều điều từ lịch sử, từ cách mọi người sống về mặt xã hội và kinh tế, cho đến cách họ tương tác, dựa trên ngôn ngữ học và văn hóa. Lịch sử cũng cho chúng ta quyền tự do suy ngẫm và học hỏi từ các sự kiện; và vào ngày này, chúng ta có lý do để nghiên cứu sâu hơn về những bộ phim, bản nhạc, sách nói của những giai đoạn trước và những thứ tương tự, để làm phong phú thêm kiến thức đó.

Nó mang tính giáo dục cao

Các nguồn tài liệu nghe nhìn trong môi trường giáo dục cho phép học sinh hiểu sâu hơn về tài liệu đang được giảng dạy, vì ít nhất có hai giác quan được sử dụng, và điều đó kích thích sự chú ý, quan tâm và ghi nhớ nhiều hơn.