ĐỜI SỐNG

Hinoyojin - Truyền thống cảnh báo hỏa hoạn của Nhật Bản

Bá Phúc • 18-08-2023 • Lượt xem: 788
Hinoyojin - Truyền thống cảnh báo hỏa hoạn của Nhật Bản

Được lập ra bởi các tình nguyện viên địa phương, đội tuần tra Hinoyojin được xem là biểu tượng giúp nuôi dưỡng tinh thần đối với người dân Nhật Bản bằng cách nhắc nhở người dân về nguy cơ hỏa hoạn và khuyến khích họ cẩn trọng ở tại khu vực sinh sống của mình.

Hinoyojin bắt nguồn từ khoảng năm 1603 – 1867 thuộc thời kỳ Edo, nơi mà các vụ cháy nhà được làm từ gỗ xảy ra thường xuyên. Cho đến năm 1718, dưới triều đại của vị tướng thứ 8 của Mạc phủ Tokugawa là Tokugawa Yoshimune đã thành lập đội chữa cháy Hinoyojin với các thành viên chủ yếu là samurai và người dân thị trấn.

Hiện nay, đội tuần tra chữa cháy Hinoyojin đang được điều hành bởi thành viên của thị trấn là Chokai và hiệp hội cư dân Jichikai của mỗi thành phố. Đặc biệt là tại 2 thành phố lớn có mật độ dân số cao là Tokyo và Osaka, số lượng thành viên Chokai trong một phương lên đến hàng trăm người. 

Đội tuần tra Hinoyojin thường đi quanh các khu phố để cảnh báo cháy nổ cho dân địa phương

Phỏng vấn thành viên của một đội Hinoyojin cho biết, các đội ở từng địa phương chuyên tuyển chọn cư dân ở đó làm canh gác tình nguyện và tuần tra. Các đội tuần tra thường bắt đầu công việc, chủ yếu là mùa đông bởi các vụ cháy rất dễ xảy ra do không khí khô, các thiết bị sưởi ấm và bếp lửa được bật liên tục và không có ngồi trông chừng. 

Theo thống kê của Sở Cứu hỏa Tokyo, số lượng hỏa hoạn trong thành phố đã có chiều hướng giảm dần trong thập kỳ qua, do khả năng chống cháy của các tòa nhà được cải thiện và thiết bị phòng chống chữa cháy. Cụ thể, trong năm 2021 chỉ còn 3.939 vụ hỏa hoạn giảm nhiều so với năm 2011 là 5.089 vụ. 

Người giám sát bộ phận an toàn phòng cháy chữa cháy và thảm họa của Tòa thị chính phường Koto, ông Kiyotaka Takeuchi cho biết, ở Nhật Bản, từ tháng 12 đến tháng 3 thường có rất nhiều vụ cháy phụ thuộc nhiều khu vực khác nhau. Do đó, đội tuần tra Hinoyojin thường hoạt động vào khoảng thời gian cuối năm từ 25 – 30/12.

Ở Nhật Bản, ngoài kabuki – một hình thức biểu diễn sân khấu truyền thống có tiếng báo hiệu để bắt đầu buổi diễn, thì mỗi đội Hinoyojin khi hoạt động cũng sẽ có tiếng cảnh báo, được chế tạo bởi hai thanh gỗ buộc chặt bằng một sợi dây và gõ vào nhau tạo ra tiếng động lớn có tên gọi truyền thống là Hyoshigi. 

Đội Hinoyojin thường sử dụng âm thanh truyền thống Hyoshigi để cảnh báo hỏa hoạn

Và đối với người dân Nhật Bản, âm thanh chói tai của Hyoshigi đã trở thành một tín hiệu an toàn trong cháy nổ. Nhưng tùy vào từng khu vực, các bài hát tín hiệu báo chống hỏa hoạn sẽ khác nhau, thậm chí còn được biến tấu thành bài diễn thuyết để kêu gọi người nghe chú ý đến tội phạm và sự an toàn cá nhân.

Ông Takeuchi cho biết, mục đích của âm thanh Hyoshigi là kêu gọi sự chú ý của người dân đề phòng sự an toàn cháy nổ. Tùy nhiên, ngoài việc cảnh báo hỏa hoạn, đội tuần tra Hinoyojin còn đảm nhiệm việc ngăn chặn tội phạm, đảm bảo sự an toàn cho khu phố.