VĂN HÓA

Hò Quảng Trị được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Bá Phúc • 29-03-2023 • Lượt xem: 2513
Hò Quảng Trị được công nhận là di sản văn hóa phi vật thể quốc gia

Hò là một trong những loại hình dân ca lâu đời của Việt Nam, đặc biệt là miền Trung và miền Nam. Loại hình này phổ biến và ưa chuộng bởi tính truyền tải và gắn liền liên quan đến lao động như: kéo lưới, đồng áng, chèo thuyền,...

Quảng Trị là một vùng đất khô cằn, nắng gắt nhưng đây lại là nơi hình thành và phát triển những điệu hò phổ biến được lưu giữ đến tận ngày nay như: hò ru con, gò đưa linh, hò nện, hò chèo đò,... và tiêu biểu nhất là hò giã gạo. Bởi nó không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa mà còn nâng cao giá trị lịch sử, nguồn cội của người dân Việt Nam.

Hò giã gạo Quảng Trị còn được gọi là hò khoan, một sản phẩm văn hóa tinh thần rất phổ biến đối với người dân miền Trung. Tuy nhiên, tùy vào từng vùng, từng địa phương mà giai điệu và cách diễn xưởng sẽ được biến tấu một cách có chuẩn mực. Đồng thời, hò giã gạo không đơn thần chỉ dưới dạng hình thức cá hát để thúc đẩy quá trình lao động nông nghiệp, mà đây còn được xem là một hình thức nghệ thuật giải trí tập thể, kết nối giữa các thành viên trong làng hoặc liên làng. Song song đó, hò giã gạo còn được ví như một vũ khí tinh thần đối với người dân nơi đây.  

Hò giã gạo ở Quảng Trị được xem là hình thức tiêu biểu cho nghệ thực giải trí tập thể, kết nối người trong và liên làng.

Dựa trên nhiều tiêu chí cơ bản và tên gọi phổ biến, năm 2022, UBND tỉnh Quảng Trị đã đề xuất với Bộ Văn hóa, Thể thao và Du lịch xem xét và công nhận đặc sản hò ở Quảng Trị là một di sản văn hóa phi vật thể của Quốc gia. Nhờ vào sự kết hợp giữ cảm xúc và tinh thần vươn lên trong lao động, người dân Quảng Trị đã thổi vào một làn hơi thở mang giá trị độc đáo cho những điệu hò đủ phần truyền tải đến người nghe một cách biểu cảm, mượt mà, tràu chuốt và giàu chất ẩn dụ.

Trước bối cảnh thay đổi về kinh tế, xã hội và văn hóa hiện nay, hò Quảng Trị vẫn tiếp tục phát triển theo cách riêng, chủ yếu là tập trung vào người già và trung niên trong tầng lớp lao động. Lý giải nguyên nhân trên là bởi hiện nay, người trẻ đang có xu hướng ít tìm hiểu và thực hành, thậm chí là không muốn thực hành loại hình văn hóa phi vật thể này. Vì vậy, đối xu thế tất yếu trong xã hội hiện đại, việc cưỡng cầu, ép buộc người trẻ trong cộng đồng có cùng quan điểm và yêu thích di sản của cha ông để lại là một điều bất khả thi.

Tuy nhiên, việc giữ gìn và lưu truyền đặc sản hò ở Quảng Trị không chỉ mang ý nghĩa bảo tồn bản sắc văn hóa dân tộc mà còn có giá trị giáo dục lịch sử, nguồn cội hoặc cách thức ứng xử trong gia đình và xã hội. Bên cạnh đó, hò Quảng Trị còn có tiềm năng rất lớn trong việc khai thác và phát triển du lịch.

Đặc sản hò Quảng Trị là di sản văn hóa cần được bảo vệ và lưu truyền, nhất là đối với thế hệ trẻ hiện nay

Hiện nay, di sản văn hóa hò Quảng Trị đang được cơ quan chức năng đưa ra giải pháp lâu dài để bảo vệ và duy trì thông qua các giải pháp như vận động và tìm kiếm các nguồn kinh phí, hỗ trợ cho nghệ nhân và thế hệ sau. Bên cạnh đó, giáo dục cho thế hệ trẻ thường xuyên sáng tạo cũng là giải pháp chính nhằm đưa di sản truyền thống hòa nhịp với cuộc sống hiện đại.

Hình ảnh: Internet