ĐỜI SỐNG

Khám phá: Những câu chuyện bất ngờ về cuộc đời Thomas Edison

Thủy Trần • 25-11-2021 • Lượt xem: 2848
Khám phá: Những câu chuyện bất ngờ về cuộc đời Thomas Edison

Thomas Edison (1847 - 1931) được công nhận là một nhà khoa học vĩ đại của thế kỷ 20. Trong suốt cuộc đời, ông đã có tổng cộng 1.907 bằng phát minh, một kỷ lục vô tiền khoáng hậu trong giới nghiên cứu. Và xung quanh ông có nhiều câu chuyện bất ngờ mà không phải ai cũng biết. 

Tin và bài liên quan: 

International Men's Day và đêm nhạc của CEO, Nhạc sĩ Lê Xuân Thơm

Vĩnh biệt Cún con - Tùy bút Lê Quý Nghi

Mê cung Từ điển - Tùy bút Nguyễn Hữu Hồng Minh

Thi phẩm 'Vỉa từ' của Nguyễn Hữu Hồng Minh: Những sáng tạo mới Thi ca

Nhà văn Jesús Rodríguez Castellano giới thiệu 'Vỉa Từ' bản tiếng Tây Ban Nha

Người đời biết đến những phát minh của ông, nhưng tuổi thơ và hai lần cầu hôn theo kiểu chẳng giống ai chưa hẳn ai cũng biết.

1/ Tuổi thơ

Một ngày nọ, khi còn nhỏ, Thomas Edison đi học về và đưa cho mẹ một tờ giấy. Anh ấy nói với mẹ: “Mẹ ơi, thầy giáo gửi tờ giấy này và nói với con rằng chỉ mẹ mới được đọc nó."

Bà Nancy Elliott cẩn thận mở ra đọc, bên trong là lá thư của giáo viên chủ nhiệm gửi phụ huynh em Thomas.


Bà Nancy Elliott và con trai. Bà không tin vào nhận xét của nhà trường con trai mình là đứa trẻ bị tâm thần. Quản nhiên sau này Thomas Edinson trở thành nhà khoa học thiên tài. Ông là người chế tạo ra ánh sáng. 

Bỗng nước mắt bà giàn giụa khiến cậu bé Thomas đứng ngẩn người ra vì kinh ngạc, cậu hỏi mẹ rằng thầy giáo đã viết gì trong đó?

Ngập ngừng một lát, bà Nancy đọc to lá thư cho con trai mình nghe:

“Con trai của ông bà là một Thiên Tài! Nhưng ngôi trường này quá nhỏ, các giáo viên của chúng tôi cũng không có đủ năng lực để dạy dỗ cậu bé. Bởi vậy, xin ông bà hãy tự dạy con trai mình”.

Nhiều năm sau đó, mẹ của Thomas Edinson qua đời, còn ông trở thành một trong những nhà phát minh vĩ đại nhất vào cuối thế kỷ XIX - đầu thế kỷ XX, người được mệnh danh là “Thầy phù thủy ở Menlo Park” (New Jersey, Hoa Kỳ) nhờ những sáng chế thiên tài cống hiến cho nhân loại.


Nhà bác học Thomas Edison bên sáng chế bóng đèn độc đáo của mình. 

Một ngày, Thomas xem lại những kỷ vật của gia đình, cậu vô tình nhìn thấy một tờ giấy gập nhỏ được cất trong ngăn kéo bàn. Thomas tò mò đã mở ra đọc, trước mắt cậu chính là lá thư của thầy giáo năm nào. Trên đó viết:

“Con trai ông bà là đứa trẻ bị tâm thần. Chúng tôi không thể chấp nhận cho trò ấy đến trường được nữa. Cậu ấy bị đuổi học”.

Thomas đã khóc hàng giờ sau khi đọc lá thư ấy.

Về sau, cậu viết trong nhật ký rằng:

“Thomas Alva Edison là một đứa trẻ loạn trí, may mà nhờ có mẹ, cậu đã trở thành thiên tài của thế kỷ”.


Mina Miller, người vợ thứ 2 của nhà khoa học Thomas Edison.

2/ Hai lần cầu hôn "không giống ai"

Năm 24 tuổi, Thomas Edison làm chủ của một xí nghiệp khá nổi danh. Một ngày, ông đứng trước cô thư ký Mary xinh đẹp của mình và nói: “Thưa cô, tôi không muốn phí thì giờ nói những câu vô ích. Tôi xin hỏi cô một câu rất ngắn gọn và rõ ràng: Cô có đồng ý làm vợ tôi không?”.

Trước sự sửng sốt và bất ngờ của cô gái, ông tiếp lời: “Ý cô thế nào, cô nhận lời tôi chứ. Tôi xin cô suy nghĩ trong vòng 5 phút” -  Edison nhắc lại lời cầu hôn bằng vẻ mặt rất nghiêm túc.

“5 phút cơ à? Thế thì lâu quá! Vâng, em nhận lời”. Mary lí nhí, đỏ mặt đáp.

Một đám cưới chóng vánh đã được diễn ra ngay sau đó trong sự chúc phúc của bạn bè của đồng nghiệp. Marry qua đời vào năm 1884 sau khi sinh cho Edison cho 3 người con. Edison thường xuyên tới thăm mộ vợ ở Boston và ở lại nhà một người bạn có tên là Gilliard. Hai vợ chồng Gilliard hết lời an ủi Edison và nói rằng rồi thế nào cũng sẽ có một cô gái trẻ nào đó thích hợp đến với ông.

Một ngày đẹp trời, Mina Miller, một cô gái 18 tuổi được mời tới nhà của Gilliard với tư cách là nghệ sĩ piano và là ca sĩ cho buổi tiệc do chính gia đình Gilliard tổ chức. Ngay lập tức, cô gái trẻ đầy tài năng và quyến rũ này đã thực sự hớp hồn Edison.

Sau lần gặp đầu tiên định mệnh ấy, hình ảnh Mina luôn xuất hiện trong tâm trí của Edison. Trong một chuyến đi khám phá tới bờ biển Fort Myers - Florida, ông đã nhận thấy nơi đây chính là thiên đường của mình và Edison bừng lên quyết tâm: Phải xây một căn nhà trú đông ở đây và phải cưới Mina.

Edison đã dạy Mina cách sử dụng mã Morse để họ có thể trao đổi một cách bí mật và gõ nhịp vào tay nhau theo cách này để trò chuyện khi có người xung quanh. Rồi một hôm, Edison bất ngờ chuyển tới Mina một đoạn mã như sau .– — ..- .-.. -.. -.– — ..- — .- .-. .-. -.– — .

Mina cũng không ngần ngại trả lời với -.– . …

Họ đã trao đổi với nhau những gì vậy?


Lời cầu hôn của Edison và trả lời của Mina theo mã Morse.

Đó chính là lời cầu hôn của Edison cho Mina. Chẳng giống ai nhưng cũng thật ngọt ngào. Hôn lễ sau đó được tổ chức vào ngày 24/02/1886 với sự tham dự của rất nhiều những người nổi tiếng.

Mina, một cô gái tài sắc vẹn toàn, luôn luôn là chỗ dựa cho thành công trong tương lai của người chồng. Còn Edison, một bộ não vĩ đại và cũng là một người chồng, người cha rất đỗi tuyệt vời.

Thomas Edison sau đó đã mất ở New Jersey ở tuổi 84. Những từ cuối cùng của ông nói với vợ là: “Ở ngoài kia đẹp quá”.

Và cho đến ngày nay, Edison và Mina vẫn hạnh phúc yên nghỉ bên nhau ở khu vườn tưởng niệm đằng sau ngôi nhà của họ. Có hàng ngàn du khách mỗi năm đến thăm nhà lưu niệm, những công trình nghiên cứu khoa học, phòng thí nghiệm ... nơi ông đã sáng chế ra những phát minh như máy quay đĩa ghi âm (dĩa hát), bóng đèn điện, máy chiếu phim, công tơ điện, ô tô điện ... những công trình này sẽ luôn mang một ý nghĩa đặc biệt đối với hậu thế sau này.


Hai ngôi mộ đơn sơ mà ấm áp của vợ chồng Edison và Mina ở khu vườn sau nhà lúc sinh thời của họ. (Ảnh Internet)

Ngày ông mất, nước Mỹ đã tắt toàn bộ đèn điện trên toàn lãnh thổ trong một phút, để tưởng nhớ "người bạn của nhân loại" đã mang đến cho con người một thứ ánh sáng quý giá như một "mặt trời thứ hai".

(Sưu tầm)