ĐỜI SỐNG

Khu rừng cổ nhất có trước khi khủng long xuất hiện

Ngọc Nga • 23-12-2019 • Lượt xem: 9262
Khu rừng cổ nhất có trước khi khủng long xuất hiện

Khu rừng được xem là lâu đời nhất thế giới với niên đại khoảng 386 triệu năm vừa được phát hiện ở một mỏ đá bỏ hoang gần New York, Mỹ. Các nhà khoa học phát hiện rễ hóa thạch của nhiều cây cao gần 20 m, ở dưới cùng của mỏ đá, dưới chân dãy Catskill thuộc khu vực thung lũng Hudson, gần thị trấn nhỏ Cairo, New York.

Tin, bài liên quan:

Khu rừng bí ẩn 4.500 năm tuổi xuất hiện sau bão lớn

Phát hiện hóa thạch hoa loa kèn cổ nhất thế giới

Tìm thấy xác tàu đắm cổ nhất thế giới ở biển Địa Trung Hải

Nhóm nghiên cứu cho biết, khu rừng này phát triển mạnh mẽ vào thời kỳ Devonia. Đó là giai đoạn phần lớn sự sống của Trái đất nằm dưới đại dương, cách đây khoảng 419 đến 359 triệu năm, trước khi khủng long xuất hiện. Giáo sư William Stein, thuộc Đại học Binghamton, New York, cho biết Thời kỳ Devonia đại diện cho thời điểm các khu rừng bắt đầu xuất hiện trên Trái đất.

"Các tác động có cường độ theo thứ tự đầu tiên, về sự thay đổi của các hệ sinh thái, những gì xảy ra trên bề mặt và đại dương của Trái đất, nồng độ CO2 trong khí quyển và khí hậu toàn cầu... Rất nhiều thay đổi mạnh mẽ xảy ra vào thời điểm khiến những khu rừng nguyên thủy xuất hiện”.

Một số rễ hóa thạch có đường kính hơn 15 cm tạo thành mô hình lan rộng hơn 10 m từ gốc cây. Mạng lưới cây xanh lan rộng khắp tiểu bang Pennsylvania lân cận và xa hơn nữa.

Các nhà khoa học đến từ trường Đại học Binghamton cho biết, phát hiện này mang tới "cái nhìn sâu sắc hơn về sự biến đổi của Trái đất thành một hành tinh có rừng". Trong khi đó, theo các nhà nghiên cứu từ Đại học Cardiff, nhiều hóa thạch cá có thể nhìn thấy trên bề mặt cho thấy thảm thực vật tươi tốt cuối cùng của khu rừng này đã bị xóa sổ bởi một trận lụt.

Thật đáng ngạc nhiên khi tìm thấy các thực vật trước đây được cho là có môi trường sống loại trừ lẫn nhau phát triển trong cùng một không gian, nhà nghiên cứu Chris Berry, thuộc Đại học Cardiff cho biết.

Khu rừng cổ đại này ''khá thoáng với những cây lá kim có kích thước nhỏ đến trung bình và những cây dương xỉ riêng lẻ, chen chúc giữa những cây có kích thước nhỏ hơn”. Các nhà nghiên cứu khẳng định khu rừng này có ít nhất hai loại cây khác nhau. Đó là những cây dương xỉ nguyên thủy cladoxylopsids và Archaeopteris, loại cây cổ lá kim. Nhiều khả năng có một loại cây thứ ba, vẫn chưa được xác định nhưng có thể là cây thông. Những loại cây này sinh sôi bằng bào tử, thay vì hạt giống.

Phát hiện về khu rừng lâu đời nhất thế giới này góp phần làm sáng tỏ sự phát triển của thực vật cũng như sự hình thành nên các khu rừng nguyên thủy khiến Trái đất liên tục biến đổi.

(Theo Daily Mail)