Thể thao

Khủng long mỏ vịt có thêm loài mới

Kim Ngân • 16-07-2019 • Lượt xem: 2238
Khủng long mỏ vịt có thêm loài mới

Các nhà khoa học vừa công bố trên Tạp chí Hệ thống Cổ sinh vật học phát hiện một loài mới và một chi mới của khủng long mỏ vịt sống cách đây 80 triệu năm khi nghiên cứu hóa thạch được phát hiện ở Texas, Mỹ. 

 

Tin, bài liên quan:

Hiếm gặp: Hóa thạch trong hóa thạch khủng long 4 cánh 125 triệu năm

Phát hiện loài khủng long ăn thịt mới cách đây 90 triệu năm

Phát hiện hóa thạch khủng long 68 triệu năm

“Nghĩa địa” chứa hàng chục hóa thạch khủng long

Loài khủng long mỏ vịt này được đặt tên là Aquilarhinus palimentus do có mũi giống đại bàng và hàm dưới rộng. Hóa thạch hộp sọ của nó cho thấy cấu trúc khuôn mặt kỳ quái giống như hai chiếc máy bay nằm cạnh nhau.

Giáo sư Tom Lehman của Đại học Công nghệ Texas đã thu thập các mẫu đá từ núi Rattle Snake và phát hiện ra xương khủng long mỏ vịt này vào những năm 1980. Đến thập niên 1990, qua những lớp trầm tích, các nhà nghiên cứu nhận định loài này có một đỉnh mũi cong và hàm dưới kỳ dị. Tuy nhiên, qua nhiều thập kỹ, các kỹ thuật phân tích được cải thiện và tiết lộ thêm nó còn nguyên thủy hơn nhiều so với giả định ban đầu và hoàn toàn khác biệt với hai nhóm khủng long mỏ vịt từng được biết đến. 

Khủng long mỏ vịt, còn được gọi là hadrosaurids, là loài khủng long ăn cỏ phổ biến nhất ở cuối kỷ nguyên Mesozoi và tất cả đều có mõm trông giống nhau. Mặt trước hàm của khủng long mỏ vịt gặp nhau theo hình chữ U tạo thành một cái mỏ dùng để cắt cây. Một số loài có hình dạng rộng hơn nhưng không thay đổi kiểu ăn. Tuy nhiên, phát hiện hóa thạch mới nhất thì loài Aquilarhinus palimentus sẽ ăn theo cách hoàn toàn khác với những con khủng long mỏ vịt khác.

Hàm dưới của Aquilarhinus gặp nhau theo hình chữ W, tạo ra một cái muỗng rộng, dẹt. Sau khi chết, một số xương của con khủng long này bị trôi dạt vào bờ kênh, bị phù sa bồi lấp thành hóa thạch trong lớp đá dày, cứng.