Duyên Dáng Việt Nam

Kiểm soát “cơn thèm mua sắm”, giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn

Cẩm Tú • 30-05-2020 • Lượt xem: 1042
Kiểm soát “cơn thèm mua sắm”, giúp bạn tiết kiệm hiệu quả hơn

“Mua sắm” có một ma lực đối với nhiều người, đặc biệt là phụ nữ. Có bao giờ bạn tự hỏi tại sao mình hết tiền khi vừa nhận lương? Tại sao đi làm lâu như vậy không có tiền tiết kiệm? Phải chăng là do những lần  “thèm mua sắm”?

Sự ngẫu hứng tốn kém

Trong nghiên cứu được thực hiện năm 1967, hai nhà tâm lý học Kollat và Willett đã chỉ ra rằng: Phụ nữ mua lượng hàng hóa nhiều hơn nam giới và họ thích mua sắm hơn nam giới. 

Trong  tác  phẩm  "Why  We  Buy  -  The  Science  of  Shopping", Underhill chỉ rõ: “phụ nữ có thể đắm chìm trong mơ mộng khi họ mua sắm” – họ quan tâm theo trình tự tìm kiếm và so sánh, mường tượng và hình dung về cách sử dụng hàng hoá”

Phụ nữ  có xu hướng kiên nhẫn hơn trong việc đưa ra quyết định mua sản phẩm và hãnh diện về năng lực lựa chọn sản phẩm hoàn hảo. Với phụ nữ mua sắm không chỉ là sở thích, đó là niềm vui, là một cách để giải toả stress và cũng là cách để kết nối với bạn bè.

Nghiên cứu cũng chỉ rõ, nữ giới thích đi mua sắm với bạn bè. Nếu hai người phụ nữ đi mua sắm cùng nhau thì họ có xu hướng chi tiêu nhiều hơn và dành nhiều thời gian hơn khi họ thực hiện hành vi mua sắm một mình.

Phụ nữ coi  mua sắm là một đặc tính riêng của giới nữ, họ tự nguyện và hãnh diện về khả năng mua sắm cẩn trọng của mình. Giữa những người phụ nữ luôn tồn tại những so sánh, ganh đua ngầm, trong đó mua sắm giỏi cũng được coi là một tiêu chí để đánh giá.
 
Có hai kiểu mua sắm, mua sắm ngẫu hứng và mua sắm có kế hoạch. Đa số việc mua sắm được quyết định trong tình trạng ngẫu hứng.

Mức thu nhập có tác động lớn đến giá trị, hành vi và lối sống. Tồn tại mối quan hệ lớn giữa giáo dục và mức độ thu nhập hay sức mua. Tình trạng hôn nhân cũng tác động tới việc mua ngẫu hứng. Số năm sau khi kết hôn càng nhiều thì số lượng  và tính  đa dạng trong  mua sắm càng lớn (theo nghiên  cứu  của Kollat  & Willett, 1967). Tuổi tác cũng là một nhân tố ảnh hưởng tới hành vi mua ngẫu hứng. 

Bản chất của hành động mua ngẫu hứng là mua không có kế hoạch, không cân nhắc, không suy nghĩ. Bởi vậy những “cơn nghiện mua sắm “ có thể dẫn đến những hệ quả không hay. Nó ảnh hưởng trực tiếp đến tài chính của bản thân và gia đình. 

Nếu bạn còn độc thân những khoản nợ không cần thiết khiến bạn không có những khoản tiết kiệm dự phòng cho tương lai. Nếu đã lập gia đình và có con nhỏ, mua sắm quá tay thậm chí có thể gây ra những cuộc tranh cãi vợ chồng, ảnh hưởng không nhỏ đến hạnh phúc hôn nhân.

Làm thế nào để kiềm chế “cơn thèm mua sắm”

Mua sắm luôn là một phần của cuộc sống. Việc phụ nữ xả stress và tạo niềm vui bằng mua sắm là một cách trân trọng bản thân chính đáng. Tuy nhiên cần phải phân biệt rõ giữa tiết kiệm và keo kiệt. Hạn chế mua sắm không có nghĩa là keo kiệt, mà là để giữ tài chính ở mức an toàn. Bởi vậy chúng ta vẫn nên giữ thói quen mua sắm nhưng hãy giữ thói quen ấy ở mức dộ an toàn, đừng để nó trở thành một “cơn nghiện”.

Có một số cách kìm chế “cơn thèm mua sắm” đang tỗi dậy trong  bạn, hãy thử tập luyện và số dư trong tài khoản sẽ là một phần thưởng khiến bạn bất ngờ:

+ Lựa chọn mua mới và sửa chữa:khi một đồ vật bị hỏng, thay vì mua mới nên cân nhắc việc sửa chữa hoặc thay thế. Hãy suy nghĩ cách tốt nhất để tiết kiệm tiền bằng việc chọn giải pháp ít tốn kém hơn.

+ Chọn người biết tiết kiệm làm bạn mua sắm. Quyết định mua sắm của phụ nữ ảnh hưởng rất nhiều bời người đi cùng. Bởi vậy nếu không thể tự kìm chế bản thân hãy chọn một người biết tiết kiệm để họ có thể “ đánh thức” bạn mỗi khi bạn say sưa mua sắm.

Bạn có thể tìm thấy một đối tác trách nhiệm ở mọi nơi. Trong công việc, bạn có đồng nghiệp; trong gia đình có người thân; ngoài xã hội có bạn bè … Đi với những người biết tiết kiệm đôi khi bạn cảm thấy hơi gò bó và khó chịu, nhưng bù lại bạn sẽ hoàn thành được mục tiêu tài chính của mình. 

+ Tự thưởng cho bản thân. Cai nghiện mua sắm là một việc khá khó khăn, có thể sẽ khiến bạn khó chịu và gò bó, cần có thời gian mới có thể hoàn toàn quen với thói quen này. Nghiêm khắc quá không hẳn là tốt. Bởi vậy bạn hoàn toàn có thể tự thưởng cho mình một chút vì đã làm tốt.

Phần thưởng không cần phải tốn thời gian hay tốn kém như xem một bộ phim, 1 ly cà phê, 1 gói mặt nạ dưỡng da...

Kìm chế cơn thèm mua sắm cũng có nghĩa là sự hài lòng đến muộn. Chỉ cần điều chỉnh một chút bạn có thể kiểm soát bản thân khi muốn thưởng thức những thứ bạn biết là không nên.

Sử dụng những lời khuyên này để bỏ qua cám dỗ, có thể làm cho bạn tiết kiệm được một không nhỏ để chuẩn bị cho những kế hoạch lớn trong đời và đến gần hơn với lối sống tối giản . Quan trọng hơn cả, hãy thiết lập mục tiêu và xây dựng kế hoạch hoàn thành mục tiêu đó bạn sẽ có thể động lực chống lại những cám dỗ từ việc mua sắm.