Duyên Dáng Việt Nam

Làm nghệ thuật là làm gì? Phải chăng chỉ một mớ hỗn độn? (Kỳ 1)

Trần Đán • 05-09-2020 • Lượt xem: 2378
Làm nghệ thuật là làm gì? Phải chăng chỉ một mớ hỗn độn? (Kỳ 1)

Họa sĩ Trần Đán là tác giả bài viết "Hội họa hiện đại: cần cảm hay hiểu một tác phẩm nghệ thuật?" trên DDVN tạo sự chú ý trong giới tạo hình như góc nhìn khác về thẩm mỹ, ý niệm mới. Chúng tôi xin giới thiệu tiếp bài viết khác của anh làm sáng rõ thêm về vấn đề đang được quan tâm của hội họa mỹ thuật này.  

Tin và bài liên quan:
Hội họa hiện đại: cần 'cảm' hay 'hiểu' một tác phẩm nghệ thuật?
Trường hợp Trần Hải Minh: Nghệ thuật như một ý niệm khác biệt!

Gõ vào Google đề mục “Nghệ thuật là gì” tôi nhận được hơn 17 triệu trả lời. Lướt sơ qua các định nghĩa trong các sách v sẽ cho thấy đa số đều mơ hồ. Nếu nó đến từ một nghệ sĩ thì tôi không ngạc nhiên nhưng ví một số đến từ các triết gia nổi tiếng về sự suy luận sắc bén thì thật thất vọng. Tại sao không có được một định nghĩa khá khúc chiết, đơn giản và bao trùm tất cả các dạng nghệ thuật xưa và nay – từ hội họa, kịch, thơ đến sắp đặt, trình diễn, video - mà lại dễ hiểu cho đa số chúng ta?


Nghệ thuật có từ thời cổ xưa...

Đây này nhé. Theo Từ Điển Triết Học của Đại Học Stanford với tựa đề “Nghệ Thuật Là Gì” xuất bản năm 2007 và lần chót tái soạn năm 2018 mở đầu như sau: “Định nghĩa của nghệ thuật gây khá nhiều tranh cãi trong triết học đương đại. Ngay cả câu hỏi nghệ thuật có thể được định nghĩa hay không cũng đầy khúc mắc…. một định nghĩa khá hiện đại, được công nhận rộng rãi, tập trung vào các thuộc tính về cơ chế của nó, nhấn mạnh đến sự chuyển biến của nghệ thuật với thời gian, những tác phẩm hiện đại cỏ vẻ như đoạn tuyệt với nghệ thuật truyền thống, những thuộc tính liên đới giữa các tác phẩm nghệ thuật dựa trên lịch sử nghệ thuật, phân loại nghệ thuật...”.

Bạn đọc thấy thế nào? Đã chóng mặt chưa? Có vẻ như một bài viết hàn lâm tiêu biểu có tính cách trốn tránh, vòng vo.

Triết gia cổ đại Plato cho rằng: "Trải nghiệm nghệ thuật sẽ không bao giờ đưa đến tri thức..."

Plato trong sách Nền Cộng Hòa xem mọi nghệ thuật đều biểu hiện cái gì đó, còn gọi là sao chép. Bởi vì “tác phẩm nghệ thuật sao chép lại, do đó hạ đẳng hơn các thực thể. Suy tiếp theo thì các thực thể sao chép lại, và do đó hạ đẳng hơn Siêu Mô (Form), cái có thực nhất, phi vật chất và bất biến. Về nhận thức thì các tác phẩm nghệ thuật chỉ làm hiển hiện một dạng hiển hiện của Siêu Mô, cái mà chỉ có lý trí nắm bắt được. Do đó trải nghiệm nghệ thuật sẽ không bao giờ đưa đến tri thức (Knowledge).”

Theo tôi, định nghĩa của Plato nghệ thuật là sao chép cái Siêu Mô bất biến và hoàn hảo đã hoàn toàn bị chủ thuyết hậu hiện đại bác bỏ, vì cho rằng tất cả lệ thuộc vào các yếu tố văn hóa, kinh tế, cơ cấu quyền lực… và không còn giúp ích cho chúng ta ngày nay.

Immanuel Kant, triết gia người Đức, ông có ảnh hưởng lớn đến Kỷ nguyên Khai sáng.

Kant, trong Phê Bình Năng Lực Phán Xét, nhận định về nghệ thuật “thượng đẳng” cho rằng đấy là “nghệ thuật của tinh hoa,” “là một thứ biểu hiện có dụng ý của chính nó và mặc dù không phải vô chừng, khuyến khích sự phát huy của các kỹ năng tinh thần nhắm vào giao tiếp xã hội”.

Không biết các bạn nghĩ sao chứ xin thú thật tôi hoàn toàn hụt hẫng. “Một thứ biểu hiện có dụng ý của chính nó” nghĩa là gì? “Kỹ năng tinh thần nhắm vào giao tiếp xã hội” là thế nào? Làm sao giải thích được trường phái nghệ thuật “nổi loạn” như Dada, Art Brute, hay trường phái trừu tượng không dựa trên một ngôn ngữ chung?

Triết gia Mỹ John Dewey trong tham luận Nghệ Thuật Như Trải Nghiệm (1934) nhìn nghệ thuật qua lăng kính thực dụng (pragmatism) cho rằng: “Một tác phẩm nghệ thuật là một công cụ thân mật nhất và chứa nhiều năng lượng nhất để giúp các cá nhân con người chia sẻ nghệ thuật sống… Nhiệm vụ là làm sao kết nối các trải nghiệm tinh lọc và tăng sức của tác phẩm nghệ thuật và những gì xảy ra thường ngày, những hành xử, kh đau đã được công nhận như trải nghiệm”. Xét cho kỹ quan điểm này không giải thích được các tác phẩm nghệ thuật như của nhóm tối giản muốn loại bỏ tất cả cá tính, chính trị, lịch sử, thông điệp.

Còn bên châu Á thì sao? Do ảnh hưởng của Nho Giáo, nghệ thuật phải tuân phục đạo đức, tức phải luôn nhắm vào Chân – Thiện – Mỹ. Tuy ít lộ liễu hơn nhưng nghệ thuật châu Á cũng chịu ảnh hưởng của Lão Trang ở chỗ tìm đến sự hòa đồng với thiên nhiên, và ảnh hưởng của Phật giáo ở chỗ ưa chuộng sự tĩnh mịch. Đối với các nền văn hóa châu Á, sáng tạo không được khuyến khích, do đó nghệ thuật bị gò bó trong truyền thống hàng thế kỉ. Gần đây với toàn cầu hóa, nghệ thuật châu Á đang hòa mình vào dòng nghệ thuật thế giởi nhưng chủ yếu mang màu sắc phương Tây. Thi thoảng ta sẽ nhận ra ảnh hưởng của nghệ thuật châu Á lên châu Âu như khi các tranh in Ukiyo-e đã ảnh hưởng đến phái ấn tượng (Monet, Degas, Van Gogh) với không gian phẳng, bút pháp đồ họa, màu sắc khơi tâm trạng hơn hiện thực, nhưng ảnh hưởng đó không đột phá.

Thế còn các nghệ sĩ nghĩ gì?

Mở đầu kỉ nguyên gọi là “hiện đại” lại là một thi sĩ, Charles Beaudelaire. Ông là người đầu tiên hạ bệ Cái Đẹp cổ điển trong nghệ thuật và đ cao Cái Thật trong tập thơ tiên phong “Những Bông Hoa Tội Lỗi” (1857). Bước vào thế gii song song của ông là cảm nhận một cách sâu sắc cái chán chường, ghê tởm nhưng cũng ẩn hiện cái đẹp lạ lùng của chết chóc, bệnh hoạn. Nhiều bài thơ của ông do đó bị cấm phổ biến. Từ đó tinh thn chất vấn Cái Đẹp là gì, lan tỏa ra các dạng nghệ thuật khác, nhất là nghệ thuật thị giác. Phái Fauvism chơi màu như thả “dã thú” về rừng để biểu hiện cảm xúc đỉnh điểm. Phái Dada đạp đ tất cả các giá trị “trưởng giả” của nghệ thuật, trong đó có Cái Đẹp. Có lần Marcel Duchamp trưng bày một bồn tiểu và gọi đó là “Con Suối." Phái Futurism đê cao Cái Đẹp Tương Lai của thời kỳ máy móc, k nghệ. Phái lập thể đạp đi rồi dựng lại hin thực, khiến người xem lúc đầu kinh tởm. Picasso thú nhận: “Tôi cảm thấy kinh hoàng khi người ta nói về cái đẹp. Đẹp là gì?”

Vậy nghệ thuật đã mãi mãi ly dị mỹ cảm à?

Andre Breton thi sĩ - lý thuyết gia về trường phái siêu thực đã dựa trên các giả định về ý thức con người của Sigmund Freud, để cùng các họa sĩ de Chirico, Magritte, Dali, Miro... tạo ra hội họa, trong đó cái ý thức và cái tiềm thức đồng hiện như trong mộng. Đi xa hơn nữa phái Trừu Tượng Biểu Hiện chủ trương loại bỏ tất cả cái ý thức có hình dạng, để cái tiềm thức tha hồ tung bay trên mặt toan.

Thế nghệ sĩ còn đóng vai trò chủ động nữa không? Cuối đời mình Jackson Pollack tự hoài nghi không biết chủ thể sáng tạo là mình hay “cái vô thức” vô chừng.

Wassily Kandinski, người khai sinh ra trường phái trừu tượng, viết, “Nghệ thuật không chỉ được làm ra một cách nhất thời và cô lập mà là một sức mạnh phải được hướng đến việc làm tâm hồn tốt đẹp hơn.” Ngược lại Andy Warhol, lảnh chúa của Pop Art lại đả phá nghệ thuật “thượng đắng” (fine art). Ta hãy nghe các câu tuyên bố khá “rởm” của anh ta: “Làm tiền là nghệ thuật, lao động là nghệ thuật, làm ăn phát tài là thứ nghệ thuật siêu nhất.” Anh ta có đụng chạm gì đến cái đẹp, cái đạo đức không? Thế mà anh được xem là một nghệ sĩ “vĩ đại” nhất trong thế kỉ 20.

Vậy là thế nào? Thế giới nghệ thuật hiến dâng cho “tâm hồn cao thượng” hay cho “vật chất tầm thường”?

Danh họa Picasso với hội họa lập thể

Ngoài ra nghệ sĩ còn tranh cãi cái gì đi trước trong quy trình sáng tạo nghệ thuật, ý niệm hay vật thể? Sol LeWitt trong Ý Nghĩa của Nghệ Thuật (1994) một trong các cổ động viên của trường phái Ý Niệm tại Mỹ, thì nhận xét: "Chỉ có ý tưởng mới tạo ra sản phẩm nghệ thuật… tất cả các ý tưởng phải được biến thành vật chất… Một tác phẩm nghệ thuật có thể được xem như một ống dẫn từ tư duy nghệ sĩ sang tư duy người xem". Nhưng để đối lại nhóm Tối Giản với thủ lĩnh Donald Judd chủ trương loại bỏ mọi ý niệm, nhân cách, lịch sử, chính trị… ra khỏi điêu khắc, nghĩa là loại đi tất cả cái gì ngoại lai với vật chất chính nó và cái không gian bao quanh nó. Tác phẩm của Judd xoay quanh hình khối bằng các chất liệu kỹ nghệ như nhôm, sắt, gỗ và do các thợ làm ra theo chỉ thị của anh ta.

Theo tôi định nghĩa của cả hai đều đúng nhưng đâu là tính thống nhất?

Bao nhiêu người đưa ra bao nhiêu định nghĩa khác nhau về nghệ thuật có phải vì họ chỉ nhìn thấy “con đường mòn xuyên qua nghệ thuật” nhưng không thấy hết “khu rừng nghệ thuật”?


Nghệ thuật pop art hiện đại 

Vậy, từ tiền sử đến nay, từ Đông sang Tây, từ các dạng thức nghệ thuật khác nhau, người làm nghệ thuật là làm gì? Từ tranh thú vật trong hang động Pháp, Indonesia, Niger 20000 – 6000 năm về trước, hàng vạn điệu ca múa trên thế giới, thi ca của Cổ La Hy, Ba Tư, Ấn Độ và Trung Hoa, đến hội họa lập thể của Picasso/Braque, nghệ thuật video của Nam Yung Paik, trình diễn của Marina Abramovic, người “làm nghệ thuật” khác với “người làm khoa học”, “người làm thương mại,” “người làm chính trị” … như thế nào?

(Còn tiếp 1 kỳ)

T.Đ