Tại phương Tây, con cái sẽ ngủ riêng, không ngủ chung với cha mẹ. Còn ở Việt Nam, các em bé sẽ ngủ chung với cha mẹ, thậm chí cho tới 9, 10 tuổi. Tiến sỹ McKenna lưu ý rằng: "Một nghiên cứu về trẻ em Anh đã phát hiện ra rằng những đứa trẻ không bao giờ ngủ cùng giường với bố mẹ của chúng có nhiều khả năng khó kiểm soát hơn, kém hạnh phúc hơn và hay có những cơn giận dữ lớn hơn những đứa trẻ được ngủ cùng giường với bố mẹ. Chúng cũng sợ hãi và phụ thuộc vào bố mẹ nhiều hơn những đứa trẻ luôn ngủ trên giường bố mẹ" - McKenna viết.
Bố mẹ không ủng hộ việc ngủ chung thường làm như vậy để khuyến khích sự độc lập ở con cái, vì người ta tin rằng ngủ riêng có tương quan với sự độc lập. Tuy nhiên, James McKenna, Tiến sỹ, người từng là giám đốc của Phòng thí nghiệm giấc ngủ của mẹ và bé tại Đại học Notre Dame, chỉ ra rằng ngủ chung có thể thực sự góp phần giúp trẻ trở nên độc lập, tự tin và có năng lực xã hội hơn.
Hình minh họa
Tuy nhiên, trong hướng dẫn ngủ chung an toàn của mình, Tiến sỹ McKenna nhấn mạnh tầm quan trọng nhận thức của bố mẹ rằng giường người lớn không được thiết kế để đảm bảo an toàn cho trẻ sơ sinh và những gì diễn ra trên giường là rất quan trọng. Ví dụ, không bao giờ nên đặt em bé trên giường mà người lớn đang ngủ, cũng như không nhận thức được rằng trẻ sơ sinh đang ở trên giường với mình. Trẻ nên luôn luôn ngủ với người lớn, chứ không phải là một đứa trẻ lớn tuổi hơn như anh chị em.
Tiến sĩ McKenna nhấn mạnh: "Bất kể trẻ sơ sinh ngủ trên cùng một giường với bố mẹ, trong nôi hay cũi riêng, cùng phòng với bố mẹ hoặc trong phòng riêng, tất cả nên tuân theo các hướng dẫn tương tự: trẻ sơ sinh phải luôn ngủ nằm thẳng lưng, trên bề mặt chắc chắn, sạch sẽ, không có khói thuốc, được che phủ dưới ánh sáng (thoải mái) và không bao giờ đội kín đầu trẻ".