VĂN HÓA

'Mây trắng' trĩu nặng vì tình yêu trong tưởng nhớ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ

Nguyễn Hữu Hồng Minh • 27-08-2019 • Lượt xem: 2389
'Mây trắng' trĩu nặng vì tình yêu trong tưởng nhớ Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ

Lưu Quang Vũ - Xuân Quỳnh đã trở thành một biểu tượng đẹp về tình yêu và tài năng văn nghệ. Đây cũng cặp vợ chồng nghệ sĩ duy nhất ở Việt Nam cho đến lúc này cùng được nhận Giải thưởng Hồ Chí Minh. Thủ đô Hà Nội và nhiều thành phố lớn như TP.HCM, Đà Nẵng… đã có đường mang tên hai nghệ sĩ. Tuần lễ trước 29/8 và chương trình “Mây trắng vẫn bay về” do Thư viện Ơ Kìa và Ơ Kìa Hà Nội Art Space tổ chức đã mở đầu chuỗi hoạt động tưởng niệm của cặp đôi nghệ sĩ tài hoa.

Tin, bài liên quan:

Lưu Quang Vũ và những bài thơ chỉ viết cho riêng mình

Lâm Xuân Thi, những câu thơ tình yêu

Ng.anhanh và khi ‘sắc giới’ nổi loạn

‘Ngọn gió phiêu du’ của nữ sĩ Doãn Linh

Lưu Quang Vũ là nhà thơ, nhà văn, nhà soạn kịch nổi tiếng, là con trai nhà viết kịch Lưu Quang Thuận và bà Vũ Thị Khánh. Ông sinh tại Phú Thọ, lớn lên ở Hà Nội nhưng quê gốc lại ở quận Hải Châu, thành phố Đà Nẵng. Là tác giả của gần 50 vở kịch, hầu hết đã được các đoàn kịch, chèo dựng, biểu diễn thành công. Các tác phẩm của ông đã đánh thức sân khấu Việt thời kỳ đó, thổi vào một sức sống mới mà chưa có tác giả nào làm được như các vở Hồn Trương Ba, da hàng thịtLời thề thứ 9Bệnh sĩKhoảnh khắc và vô tậnÔng không phải bố tôiTôi và chúng taTin ở hoa hồngNàng Sita (viết chung với bố ông là Lưu Quang Thuận). Ngoài kịch, Lưu Quang Vũ còn nổi tiếng là một nhà thơ tài hoa, giàu cảm xúc, trăn trở, suy tưởng. Nhiều bài thơ của ông được bạn đọc yêu thích như Và anh tồn tạiTiếng ViệtVườn trong phốBầy ong trong đêm sâu... Ông còn là tác giả truyện ngắn với lối viết khoái hoạt, tỉ mỉ, bay bổng mang đậm phong cách riêng. Tập truyện “Mùa hè đang đến” của ông có thể xem là tiêu biểu của văn học Việt Nam giai đoạn hòa bình xây dựng đất nước với những ngổn ngang.

Di ảnh cặp đôi nghệ sĩ tài hoa Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ

Một số tác phẩm của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ tại triển lãm "Se sẽ chứ..."

Xuân Quỳnh là một nhà thơ nữ Việt Nam. Là tác giả của gần 20 tác phẩm thơ, truyện và sáng tác cho thiếu nhi. Bà được xem là nữ thi sĩ nổi tiếng với nhiều bài thơ đầy cảm xúc, “chưng cất” tiếng Việt đến độ tinh tế trong veo, vượt lên biên độ chung, nhàn nhạt thời bấy giờ. Thơ bà đã được nhiều nhạc sĩ tên tuổi phổ thành ca khúc, lưu truyền rộng rãi như Thuyền và biển, SóngThơ tình cuối mùa thuTiếng gà trưa... Bà đã được truy tặng Giải thưởng Nhà nước và Giải thưởng Hồ Chí Minhvì những thành tựu đóng góp cho nền văn học nước nhà. Cả hai vợ chồng đều mất ngày 29/8/1988 trong một vụ tai nạn giao thông tại đầu cầu Phú Lương tỉnh Hải Dương, cùng với con trai Lưu Quỳnh Thơ mới 13 tuổi. Tuy nhiên, cuộc đời sống đẹp và những cống hiến của họ mãi mãi bất tử.

*

Họa sĩ, nhà nghiên cứu mỹ thuật Lê Thiết Cương phát buổi trong buổi khai mạc

Phòng tranh "Se sẽ chứ" tiếp nối những âm hưởng sáng tạo trên gợi hứng giữa thi ca và màu sắc. Ở đây là không gian thơ của Xuân Quỳnh và Lưu Quang Vũ.

Tôi có mặt ở Thủ đô khi được mời tham dự buổi khai mạc triển lãm vào sáng 25/8 tại trường Mỹ thuật Công Nghiệp - Hà Nội. Đây là một hoạt động rất có ý nghĩa mang chủ đề “Se sẽ chứ”, trích từ câu thơ nổi tiếng của Lưu Quang Vũ “Se sẽ chứ sợ cánh buồm bay mất”. Tại sao ‘Se sẽ chứ…” lại là tên của một triển lãm? Ý nghĩa ngầm của nó nói lên một trạng thái thăng hoa, đầy xúc cảm giữa thi ca và hội họa. Đó là sự tương giao giữa thi tứ - ngôn từ và đường nét - màu sắc hội họa. Và các họa sĩ đã đi trong tầng giao cảm “se sẽ” tinh tế của Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ đó để vẽ lên những bức tranh. Tuy nhiên, đó hoàn toàn không phải là những tác phẩm minh họa mà chính là những tác phẩm độc lập. Tự thân các bức tranh vẽ lên một không khí thời đại, một không gian nghệ thuật tĩnh - động, ngôn từ - sắc màu bay lượn níu náo thi họa.  

Nhà phê bình Ngô Thảo (trái) đang trò chuyện với nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ (phải) về bức ảnh mới tìm thấy - Lưu Quang Vũ lên sân khấu nhận giải thưởng nghệ thuật. (Ảnh: Đông Dương)

Bà Vân Anh, nhà nghiên cứu Ngô Thảo, nhà thơ - nhạc sĩ Nguyễn Hữu Hồng Minh, họa sĩ, nhà phê bình mỹ thuật Lê Thiết Cương và nhà nhiếp ảnh Phạm Huy Khang.

Và thực, tôi đã ngỡ ngàng trước một Hà Nội chớm thu với những tác phẩm tranh quá đẹp, quá “art” trong không gian tưởng niệm cặp đôi tài hoa Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ. Đó là tranh, tượng của 11 họa sĩ, nhà điêu khắc nổi tiếng Hà thành như Lê Thiết Cương, Lê Quảng Hà, Phạm Hà Hải, Đỗ Hằng, Đặng Xuân Hoà, Đào Hải Phong, Lê Đình Nguyên, Nguyễn Viết Thắng, Đặng Tiến, Vũ Ngọc Vĩnh, Hoàng Phượng Vỹ…

Hai tác phẩm đẹp giữa phòng trưng bày. Tranh của họa sĩ Lê Quảng Hà và tượng "Bầu trời trong quả trứng" của nhà tạc tượng Nguyên Trâu.

Người đưa ra ý tưởng độc đáo này là đạo diễn Nguyễn Hoàng Điệp, tác giả của bộ phim nổi tiếng “Đập cánh giữa không trung”. Chị là người xây dựng, kết nối các chương trình, là linh hồn của Thư viện Ơ KìaƠ Kìa Hà Nội Art Space. Chia sẻ với DDVN, chị cho biết ý tưởng chủ đạo của dự án “Se sẽ chứ…” đến từ một tình yêu lớn, tình yêu duy nhất dành cho Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ khi cả tuổi thơ, nữ đạo diễn đã tìm đọc và bị cuốn hút vào thế giới sáng tạo của họ. Sự mất mát quá lớn, sự ra đi quá đường đột của một gia đình luôn như một nỗi tiếc nuối, tiếc nhớ dâng lên trong lòng nữ đạo diễn. Và chị trăn trở mình sẽ làm một cái gì đó cho nghệ thuật để tình yêu còn mãi. Và phòng tranh sẽ tiếp nối nguồn cảm hứng từ di sản văn chương và tinh thần của hai người thơ Mây Trắng.

Nữ đạo diễn Nguyễn Hoàng Diệp, linh hồn của dự án "Se sẽ chứ" và "mây trắng bay về"

Khách ngước ngoài và đông đảo các bạn trẻ vào xem triển lãm

Rất nhiều khách nước ngoài cùng các văn nhân nổi tiếng của Thủ đô đã có mặt trong buổi khai mạc “Se sẽ chứ…” như nhà nghiên cứu văn học Lưu Quỳnh Thơ - em gái cố nhà thơ Lưu Quang Vũ, nhà phê bình Ngô Thảo, bà quả phụ Vân Anh, vợ GSTS Chu Văn Sơn, nhà nhiếp ảnh Phạm Huy Khang, họa sĩ Lê Thiết Cương, họa sĩ Đặng Tiến (từ Hải Phòng lên)… và đông đảo văn nghệ sĩ. Đặc biệt nhà nhiếp ảnh Phạm Huy Khang đã òa khóc khi nhớ lại nhiều kỷ niệm với Lưu Quang Vũ ngày trước. Và thật quý báu khi ông đã tìm lại được một số bức ảnh ông chụp nhà viết kịch khi anh lên sân khấu nhận các giải thưởng nghệ thuật. Có bức ảnh Lưu Quang Vũ cười thật tươi. Nhà nghiên cứu văn học Lưu Khánh Thơ cho hay: “Ngày thường anh Vũ rất hiếm khi có nụ cười vì công việc viết lách rất vất vả để nuôi sống cả gia đình trong thời bao cấp. Và anh cũng là người kín đáo, ít biểu lộ cảm xúc…”. Vì vậy mà những bức ảnh có nụ cười hiếm hoi của con người tài năng, lặng lẽ ấy thật ý nhị và độc đáo.

Nghe như Xuân Quỳnh - Lưu Quang Vũ cũng se sẽ bay về như mây trắng quanh đây! Như câu thơ trĩu nặng anh viết về một thứ ngỡ nhẹ như không mà hóa ra không phải “Mây trắng của đời tôi”.