Các vị thuốc Bắc vốn không còn xa lạ gì với nhiều người bởi những công dụng vô cùng hữu hiệu mà chúng mang lại. Tuy nhiên, nếu những vị thuốc này không được sử dụng đúng cách không những sẽ mất hết tác dụng, thậm chí còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe và tính mạng của người sử dụng.
Tin, bài đọc thêm:
Gừng - Vị thuốc cho hầu hết các bệnh thường gặp
Bài thuốc bồi bổ sức khỏe sau ốm dậy từ táo đỏ hầm
Cho đường vào thuốc Bắc
Biết rằng thuốc Bắc không dễ uống đối với nhiều người do những vị đắng, chát vốn có. Tuy nhiên, không thể thì vậy mà chúng ta có thể tùy tiện thêm đường vào các vị thuốc. Bởi có rất nhiều các thành phần trong thuốc Bắc rất dễ xảy ra các phản ứng hóa học với đường khiến cho chúng bị kết tủa, biến chất, gây ra tình trạng vẩn đục và lắng đọng… Chính điều này sẽ khiến cho các vị thuốc không phát huy tốt tác dụng của mình, thậm chí có thể gây hại đến sức khỏe. Theo ghi nhận thì đã có nhiều trường hợp bị ngộ độc vì thực hiện thói quen cho thêm đường vào bài thuốc.
Không sử dụng các loại hải sản, lòng trắng trứng, nhộng...
Đối với thuốc Bắc có tác dụng giải nhiệt và thải độc hay được dùng để trị các chứng dị ứng kéo dài, trong suốt thời gian bạn nên tuyệt đối tránh sử dụng những loại thực phẩm như hải sản (tôm, cua, cá, sò, ngao…), lòng trắng trứng, nhộng… Chất protein chứa trong các loại thực phẩm này có thể gây phong ngứa và tình trạng dị ứng của bạn trở nên trầm trọng hơn.
Tương tự, khi sử dụng các bài thuốc Bắc bạn cần phải tránh sử dụng những món ăn được chế biến từ thịt gà nếu trong thành phần của những vị thuốc ấy có chứa lá kinh giới. Vì da gà dễ gây phong ngứa trong khi lá kinh giới chuyên dùng để chữa các chứng dị ứng.
Kiêng dùng các loại đồ có vị chua và mặn
Trong quá trình điều trị các triệu chứng cảm mà người bệnh do nguyên nhân nào đó không thể dụng thuốc tân dược và cần phải đổi sang dùng thuốc Bắc thì cần kiêng các thực phẩm như: Kiêng ăn chua, mặn. Vì chua, mặn có thể gây phản tác dụng của thuốc.
Tránh sử dụng cùng sữa và nước chè
Trong thời gian uống thuốc cũng không nên uống sữa và nước chè (trừ một số bài thuốc cổ phương dùng lục trà làm vị), bởi dịch sắc thuốc bao gồm các chất có thành phần hóa học khác nhau tùy theo thang thuốc hoặc mục đích điều trị thường gặp là các chất glycoside, alcaloide, flavonoid, taninoid, đường, tinh bột, acid hữu cơ, các chất gôm, nhựa, pectin, các tinh dầu, vithamin và một số muối vô cơ khác. Khi dùng chung với sữa hoặc nước chè dễ tạo ra các chất phức hợp với các thành phần trong thuốc gây cản trở cho việc hấp thu, ảnh hưởng tới tác dụng của thuốc.
Cải bẹ, giá đỗ, đậu xanh
Khi sử dụng các vị thuốc Bắc không nên ăn các loại rau quả có tính lợi tiểu trong bữa ăn, điển hình như cải bẹ, giá đỗ, đậu xanh. Vì theo những kinh nghiệm dân gian truyền lại, những loại thực phẩm này vốn được coi là “giã thuốc” - ảnh hưởng đến tác dụng chữa trị của các vị thuốc. Thực tế, do tác dụng lợi tiểu của chúng mà Đông y cho rằng có thể chúng sẽ làm tăng khả năng thải trừ của thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị.
Không sử dụng các món cay nóng và nhiều dầu mỡ
Việc sử dụng những vị thuốc Bắc có tác dụng giúp bệnh nhân an thần cần phải kiêng món ăn có kích thích, nóng cho cơ thể như thịt chó, hạt tiêu, ớt, rượu… vì chúng có thể khiến cho những tình trạng này trở nên trầm trọng nặng thêm.
Kết hợp vô tội vạ giữa các bài thuốc Đông y và Tây y
Với mong muốn nhanh chóng khỏi bệnh, nhiều người thường tự ý kết hợp các bài thuốc Đông y và Tây y lại với nhau nhầm tăng hiệu quả điều trị. Tuy nhiên, việc làm này chẳng những không hỗ trợ gì cho việc điều trị mà còn ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của người bệnh. Bởi nhiều thành phần trong các đơn thuốc Tây y sẽ dễ dàng kết hợp cùng những chất vô cơ có trong các vị thuốc Bắc tạo thành những hợp chất khó hấp thu, ảnh hưởng đến hiệu quả của việc điều trị bệnh.