Nhịn ăn dù bữa sáng, bữa trưa hay bữa tối đều ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe của bạn. Nhịn ăn vài bữa không sao, nhưng thường xuyên mãi làm việc, ăn sai giờ hoặc nhịn ăn, bỏ bữa đều là những nguyên nhân gây nên bệnh tật.
1. Nhìn bạn sẽ thiếu sức sống
Khi còn trẻ mà nhịn ăn, hệ xương đang trong giai đoạn hoàn chỉnh của bạn sẽ bị rệu rã, gây tác hại lâu dài, không thể hồi phục. Thiếu nhiều chất sắt sẽ dẫn đến thiếu máu khiến bạn luôn cảm giác chóng mặt, buồn nôn…; thiếu vitamin sẽ khiến da xấu; thiếu đạm sẽ dẫn đến rụng tóc…
2. Nhịn ăn lâu ngày càng nhanh... béo phì
Ăn kiêng quá mức, cơ thể không đủ năng lượng để hoạt động, lúc này cơ thể sẽ phát tín hiệu lên não yêu cầu cung cấp đủ lượng calo cần thiết, càng nhiều càng tốt. Khi đó, bạn sẽ có cảm giác thèm ăn không chịu đựng nổi, ăn không thấy no, thậm chí mắc chứng cuồng ăn. Thêm nữa, sau một thời gian dài nhịn ăn, khi ăn bù cơ thể sẽ cần lượng calo dự trữ nhiều hơn trước, khiến bạn nhanh chóng béo lên, nguy cơ mắc bệnh béo phì là rất cao.
3. Tụt huyết áp
Đường huyết là nồng độ glucose trong máu, là sản phẩm của quá trình phân hủy carbonhydrate trong thức ăn. Đây cũng giống như nhiên liệu giúp các bộ phận trong cơ thể hoạt động bình thường. Nếu bỏ qua một bữa ăn, lượng đường trong máu sẽ giảm khiến bạn cảm thấy chóng mặt và mất cân bằng.
4. Đái tháo đường
Nếu bạn bỏ bữa tối thường xuyên sẽ làm rối loạn hoạt động của insulin trong cơ thể, khiến quá trình hấp thụ thức ăn gặp trở ngại, tăng lượng đường trong máu. Điều đó gây tổn thương cho nhiều bộ phận như mắt, thận, thần kinh, tim và mạch máu.
5. Hay quên
Khoa học đã chứng mình rằng chất béo chính là nguồn năng lượng chính giúp não hoạt động tốt. Thế nên, việc ăn quá ít thực phẩm chứa chất béo sẽ dẫn đến tình trạng suy dinh dưỡng, ảnh hưởng trực tiếp đến trí nhớ với biểu hiện rõ nhất là chứng hay quên.