Những bệnh nhân gặp vấn đề về dạ dày luôn phải gánh chịu sự ảnh hưởng rất lớn của chế độ dinh dưỡng. Việc sử dụng những thực phẩm không phù hợp có thể khiến tình trạng hoạt động của hệ thống tiêu hóa trở nên viêm loét. Vì vậy, việc hạn chế lựa chọn, sử dụng những loại thực phẩm này trong bữa ăn hằng ngày là vô cùng cần thiết.
Tin, bài đọc thêm:
Vì sao nhiều người bận rộn ăn không cảm thấy ngon miệng?
Ba kẻ thù gây ung thư âm thầm trong bếp nhà ai cũng có
Hai cách ăn gây tổn thương dạ dày hầu hết người Việt đều mắc phải
Sữa
Đối với người đang gặp vấn đề về dạ dày, sữa và những thực phẩm có nguồn gốc từ sữa khác không phải là một sự lựa chọn tuyệt vời. Bởi loại thực phẩm này có chứa đường lactose, có thể khiến khả năng hoạt động của dạ dày bị ảnh hưởng nghiêm trọng.
Đặc là đối với những người có tiền sử bệnh về hệ thống tiêu hóa niêm mạc thành ruột thường rất yếu và dễ bị tổn thương, lượng đường lactose không được tiêu hoá sẽ tích luỹ trong lòng ruột khiến tình trạng bệnh ngày càng chuyển biến xấu.
Thức ăn có tính axit
Một số loại trái cây như cam, chanh, bưởi... và các món muối như kim chi, cà pháo, cà chua.. vốn là những thực phẩm có hàm lượng axit rất cao. Nếu sử dụng thường xuyên có thể khiến nồng độ axit trong dạ dày tăng cao, gây nên những hiện tượng kích ứng tạo ra những vết lở loét. Vì thế, nếu bạn đang gặp phải vấn đề lớn với chứng viêm loét dạ dày, bạn nên kiêng ăn những loại thực phẩm này.
Thực phẩm cay, nóng
Những món ăn được chế biến cay, nóng và nhiều gia vị thường rất được ưa chuộng bởi tính kích thích vị giác của chúng. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này là nguyên nhân hàng đầu gây nên chứng kích ứng, gây trào ngược dịch vị từ dạ dày và nghiêm trọng hóa tình trạng viêm loét.
Ngoài ra, thói quen chế biến sử dụng quá nhiều dầu mỡ như chiên, xào, nướng... cũng là một trong những tác nhân gây nên tình trạng đầy bụng, khó tiêu của hệ thống tiêu hóa.
Trứng chưa chín hoặc quá chín
Theo các chuyên gia y tế trong thành phần của lòng trắng trứng sống có chứa antitrypsin – một chất có khả năng cản trở sự tiêu hóa protein của cơ thể. Đây là nguyên nhân hàng đầu gây nên các triệu chứng đầy bụng, khó tiêu... Ngoài ra, những triệu chứng này cũng xảy ra đối với trứng được chế biến chín quá kỹ.
Vì vậy, nếu là nạn nhân của chứng đau dạ dày, bạn nên lưu ý chế biến trứng vừa chín tới để đảm bảo an toàn.
Cà phê
Cà phê là một trong những loại thức uống yêu thích được nhiều người lựa chọn. Tuy nhiên, lượng lớn caffeine có trong cà phê có thể gây ảnh hương lớn đến hoạt động của dạ dày khi làm tăng sản xuất acid dạ dày. Lượng caffeine này có thể khiến bạn đối mặt với các chứng tăng kích thích và nhiều cơn đau dạ dày dai dẳng.
Ngoài cà phê, trong thành phần của sôcôla, cocacocla, nước tăng lực, ca cao... cũng chứa một lượng caffeine đáng kể mà bạn cần phải đặc biệt lưu ý khi sử dụng.
Thực phẩm tái, sống
Các đồ ăn tươi sống hoặc chỉ được làm tái nhưng chưa chín như hải sản, gỏi... được xem là kẻ thù của những bệnh nhân đau dạ dày. Bởi những loại thực phẩm này là nguồn chứa vi khuẩn Helicobacter pylori, là tác nhân chính của chứng viêm loét dạ dày.
Ngoài ra, sau khi ăn hải sản không nên ăn các loại trái cây có nhiều vitamin C, axit tactric (như cam, quýt, bưởi...). Việc ăn hoa quả chứa vitamin C ngay sau khi ăn hải sản không những làm mất đi chất dinh dưỡng của món ăn, mà còn tạo phản ứng hóa học sinh ra các chất độc hại, kích thích đường ruột, gây khó tiêu, đau bụng, buồn nôn.
Thực phẩm giàu chất xơ
Chất xơ vốn rất hữu ích trong việc giúp cơ thể hấp thụ lượng axit dư thừa trong dạ dày. Một thực đơn chứa những thực phẩm giàu chất xơ như trái cây, rau đậu, các loại ngũ cốc… có thể giúp bạn cải thiện tình trạng hệ thống tiêu hóa.
Tuy nhiên, đối với một số loại thực phẩm chứa hàm lượng chất xơ quá cao như rau cần, rau hẹ, củ cải già… lại khiến dạ dày tốn rất nhiều thời gian cho việc tiêu hóa chúng, gây nên tình trạng đầy hơi, khó tiêu.