Duyên Dáng Việt Nam

Người mắc Covid-19 đối diện nguy cơ cục máu đông

Chấn Hưng • 18-04-2022 • Lượt xem: 1072
Người mắc Covid-19 đối diện nguy cơ cục máu đông

 

Theo một nghiên cứu vừa được công bố trên tờ tạp chí y khoa BMJ, người mắc bệnh Covid-19 có nguy cơ mắc chứng tắc mạch phổi cao gấp 33 lần và khả năng gặp chứng tắc mạch huyết khối tĩnh mạch sâu cao gấp 5 lần so với người không mắc bệnh.

Tin, bài liên quan:

F0 nên ăn gì để nhanh khỏi bệnh và ngăn ngừa hậu COVID-19?

Được biết, trước khi đi đến kết luận này, các nhà nghiên cứu đã thực hiện việc so sánh dữ liệu của hơn 1 triệu bệnh nhân có kết quả dương tính với Covid-19 theo dữ liệu của cơ quan y tế Thụy Điển từ tháng 2/2020 đến tháng 5/2021 với nhóm hơn 4 triệu người không nhiễm SARS-CoV-2. 

Theo đó, người nhiễm Covid-19 dù có triệu chứng nhẹ vẫn có nguy cơ cao mắc chứng tắc mạch phổi lên đến 6 tháng kể từ khi nhiễm bệnh. Tắc mạch phổi (hay thuyên tắc phổi) là hiện tượng cục máu đông xuất hiện trong mạch máu, gây cản trở lưu thông, tuần hoàn tại vùng đó. Riêng đối với nhóm bệnh nhân có triệu chứng nặng hoặc nhiễm bệnh vào những giai đoạn đầu tiên của dịch bệnh khi vắc-xin chưa được phủ rộng khắp, nguy cơ hình thành cục máu đông của nhóm bệnh nhân này.

Ngoài ra, bệnh nhân có tiền sử dương tính với Covid-19 cũng tăng khả năng mắc chứng huyết khối tĩnh mạch sâu, hay còn được biết đến là tình trạng cục máu đông ở chân. Thời gian bệnh nhân có thể đối diện với chứng bệnh này tăng cao lên đến 3 tháng sau khi có kết quả nhiễm SARS-CoV-2. 

Nghiên cứu này đã chỉ ra sai lầm nghiêm trọng của quan niệm “trước sau gì cũng mắc bệnh”, dẫn đến tình trạng chủ quan trong việc bảo vệ sức khỏe của một bộ phận người dân. Các nhà nghiên cứu đến Đại học Glasgow (Vương quốc Anh) cũng khẳng định rằng, mỗi chúng ta cần cảnh giác với Covid-19 ngay cả khi cơ thể chỉ xuất hiện một vài triệu chứng nhẹ.

Một số triệu chứng phổ biến khi mắc chứng cục máu đông trong phổi mà người bệnh có thể nhận biết là khó thở, ho ra máu, xuất hiện những cơn đau ở vùng ngực và lưng trên. Đặc biệt, chứng đông máu rất có thể sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến tính mạng nếu người bệnh lơ là, chủ quan. Trong trường hợp người bệnh xuất hiện những triệu chứng tim đập nhanh, khó thở nghiêm trọng hoặc ngất xỉu, cần đến ngay cơ sở y tế gần nhất để được cấp cứu và điều trị kịp thời.

Các nhà nghiên cứu cho rằng, phát hiện này có "ý nghĩa chính sách lớn", kêu gọi điều trị nhiều hơn để ngăn ngừa cục máu đông phát triển, đặc biệt là ở những người có nguy cơ cao. 

Nghiên cứu này đặc biệt có ý nghĩa lớn, hơn hết là trong việc kêu gọi mọi người chú ý điều trị và quan tâm nhiều hơn đến chứng cục máu đông, ngăn ngừa chúng phát triển để mức quá nặng, đặc biệt là ở những nhóm bệnh nhân có nguy cơ cao vừa đề cập ở trên. Thông qua kết quả nghiên cứu vừa công bố, các nhà nghiên cứu cũng đặc biệt lần nữa nhấn mạnh về tầm quan trọng của vắc-xin Covid-19 trong quá trình phòng ngừa, điều trị và cả giai đoạn hậu Covid-19.

Để đảm bảo sức khỏe của bạn và gia đình, sau khi quá trình điều trị Covid-19 và có kết quả âm tính, bạn nên đến cơ quan y tế để kiểm tra sức khỏe tổng quát và có hướng điều trị kịp thời, tránh chủ quan khi cơ thể chỉ có những triệu chứng nhẹ.