VĂN HÓA

Nhà văn Agatha Christie với tiểu thuyết lấy cảm hứng từ đồng dao, lôi cuốn trong nhịp viết dồn dập

L.Y • 02-08-2023 • Lượt xem: 1354
Nhà văn Agatha Christie với tiểu thuyết lấy cảm hứng từ đồng dao, lôi cuốn trong nhịp viết dồn dập

Thỉnh thoảng, Agatha Christie sẽ viết một cuốn tiểu thuyết trong đó bà lấy một bài đồng dao làm tiêu đề hoặc dùng để dẫn dắt những sự kiện liên quan. Điều này được dùng cho cuốn tiểu thuyết được xuất bản năm 1955 của bà “Hickory, Hickory, Oẳn tù tì”, mặc dù ở đây mối liên hệ khá ít.

Tin bài khác:

Tình yêu Hà Nội của một nhà kinh tế học nước ngoài

Vì sao càng kết nối bằng công nghệ, người ta càng thấy cô đơn?

Cuốn sách lấy bối cảnh vào những năm 1930 ở Anh – với một khu ký túc xá đông đảo sinh viên đến từ nhiều quốc gia khác nhau nằm trên đường Hickory. Lúc này, việc phân biệt sắc tộc cũng đang là vấn đề nhức nhối và được tác giả tận dụng triệt để. Tác giả đã khéo léo dẫn người đọc đào sâu hơn vào cuộc sống ở ký túc xá bằng những vụ mất cắp kỳ lạ. Mà người thực hiện những vụ lấy cắp này đã chết vì dùng quá liều morphin ngay sau khi không thừa nhận mình lấy một số đồ trong đó. Liệu đây có phải là một sự trùng hợp hay còn có âm mưu nào đang ẩn giấu phía sau.

Hickory, Hickory, Oẳn tù tì được bắt đầu với một sự kiện không tưởng – người thư ký cần mẫn của Poirot đã phạm một số lỗi đánh máy trong bức thư của mình. Mà lý do dẫn đến sự cố này là vì bà đang bận tâm về những vụ mất cắp kỳ lạ nơi em gái bà làm việc. Không chỉ nhận việc đánh máy lại bức thư, Hercule Poirot còn tìm cớ để đến thăm khu ký túc xá sinh viên trên đường Hickory để điều tra. 

Ban đầu, có vẻ chỉ là những trò vặt của đám sinh viên khi cố tạo sự ấn tượng với bạn khác giới. Những món đồ bị mất dường như chẳng ăn nhập gì với nhau, như một trò đùa tai quái. Nhưng, dường như những sự cố nhỏ trong khuôn viên ký túc xá bắt đầu nguy hiểm hơn. Càng ngày, bí ẩn càng gia tăng, cùng với những hành vi ác ý nhắm vào những người trọ tại đây. Đỉnh điểm là một án mạng xảy ra. Một sinh viên nữ tên Celia Austin đã bị phát hiện là người đã thực hiện hành vi ăn cắp vặt trong ký túc xá sinh viên với mục đích thu hút sự chú ý của một sinh viên nam. Cô ấy khẳng định mình không lấy trộm tai nghe và bột boracic hay rạch một chiếc ba lô. Tuy nhiên, Celia đã được phát hiện vào sáng hôm sau, đã chết vì dùng quá liều morphin. Poirot và chánh thanh tra Japp đã nhận ra rằng ai đó đã cố tình nguỵ tạo cái chết của cô ấy trông giống như một vụ tự sát.

Từ đây, ông đã lần ra những dấu vết đáng ngờ và lật mặt thủ phạm. Càng đào sâu vào vụ án này Hercule Poirot càng phát hiện ra mỗi sinh viên đều có những bí mật không muốn ai biết, mỗi người đều đeo một chiếc mặt nạ mà không ai lường trước được phía sau đó là những gì, những đòn hỏa mù được tung ra vào thời điểm chính xác khiến người đọc lạc lối.

Xuyên suốt cuốn sách những mâu thuẫn cũng như những làn sóng ngầm cũng không ngừng tuôn trào. Những sinh viên với các quốc tịch khác nhau và dĩ nhiên cũng sẽ có những màu da khác nhau trộn lẫn ở một khu ký túc xá dĩ nhiên sẽ có nhiều khúc mắc. Chưa kể đến việc mỗi người đều có những bí mật không muốn bị phanh phui. Bối cảnh và xuất thân của các nhân vật trong cuốn sách đã góp phần tạo nên tâm trạng hồi hộp và phấn khích cho người đọc.

Agatha Christie đã giữ nhịp độ dồn dập suốt câu chuyện khiến người đọc luôn cảm thấy tò mò và hồi hộp trước những sự kiện phát sinh tiếp theo. Mỗi manh mối đều được đưa ra một cách khéo léo khiến người đọc phải ngạc nhiên vào phút cuối. Nữ hoàng trinh thám đã thành công trong việc dẫn dắt người đọc đi vào mê cung bí ẩn và không ngừng mò mẫm với những manh mối bất ngờ. Với tâm trạng hồi hộp người đọc sẽ phải đọc hết cuốn sách mới có thể tìm được đáp án.

Về tựa sách Hickory, dickory, dock là một bài đồng dao của Anh mà trẻ em thường dùng để xác định ai là người đi trước trong các trò chơi.