VĂN HÓA

Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, Thành viên ban giám khảo giải thưởng Pulitzer: 'Cách thức vượt qua văn học'

Nguyễn Hữu Hồng Minh • 03-10-2020 • Lượt xem: 4185
Nhà văn Nguyễn Thanh Việt, Thành viên ban giám khảo giải thưởng Pulitzer: 'Cách thức vượt qua văn học'

Hiện tượng các nhà văn gốc Á - Mỹ gây chú ý trong đời sống nghệ thuật tại Mỹ là vấn đề các nhà phê bình quan tâm. Mới nhất, nhà văn Nguyễn Thanh Việt được bầu chọn vào thành viên hội đồng giải thưởng uy tín Pulitzer càng vinh dự hơn khi ông là "người Mỹ gốc Á đầu tiên" nhận lãnh sứ mệnh này. Ở ông luôn ý thức về nghề viết và nỗ lực "vượt qua văn học".

Tin và bài liên quan:

‘Gai sắc’ trong truyện Trần Vũ (kỳ 1)

Joseph Huỳnh Văn, thơ là cái đẹp không bạo lực

Về B’lao, tìm ‘quái nhân’ Sơn Núi (Kỳ 2)

Tên tuổi của Viet Thanh Nguyen (ở bài viết này thống nhất ghi Nguyễn Thanh Việt) gần như không ai còn xa lạ. Mới đây, anh đã được mời vào Hội đồng danh giá Pulitzer, trở thành người Mỹ gốc Á đầu tiên có mặt trong lịch sử Ban giám khảo Pulitzer.

Nguyễn Thanh Việt là nhà văn gốc Mỹ - Á đầu tiên được mời vào làm thành viên của Ban giám khảo giải thưởng Fulitzer danh tiếng.   

Tên tuổi nhà văn Nguyễn Thanh Việt trở thành đề tài quan tâm với người đọc Việt Nam, khi ông đoạt giải Pulitzer với quyển tiểu thuyết đầu tay Người Lưu Vong -. The Sympathizer. 

Thời gian gần đây, ông càng được chú ý khi đảm nhiệm vị trí Trưởng khoa Anh ngữ Aerol Arnold trường Đại học Southern California. Bên cạnh đó, ông còn là cây bút sắc sảo cộng tác cho một chuyên mục bình luận trên tờ New York Times. Ông còn được trợ cấp từ quỹ MacArthur Fellowship để đi diễn thuyết khắp nước Mỹ, và xuất hiện trên chương trình danh tiếng "Late Night With Seth Meyers" của ngôi sao truyền hình Seth Meyerd đang được rất nhiều khán giả Mỹ theo dõi.

Và quan trọng nhất là Nguyễn Thanh Việt được xem là người Mỹ gốc Á đầu tiên được chọn vào ban giám khảo Pulitzer danh tiếng. Một giải thưởng có chiều dài lịch sử từ khi thành lập cho đến hôm nay là 103 năm. Và vị trí đó lại càng uy tín, thuyết phục khi ông từng đoạt giải thưởng này với tác phẩm đầu tay Người Lưu Vong. Theo quy định, nhà văn Nguyễn Thanh Việt sẽ giữ ghế này trong ba năm. Sau đó có thể được mời làm tiếp hai nhiệm kỳ nữa, tức là tổng cộng chín năm trong đời một nhà văn. 


Bìa một tác phẩm của Nguyễn Thanh Việt xuất bản tại Việt Nam qua chuyển ngữ của dịch giả Phạm Viêm Phương (Phương Nam & NXB Hội Nhà Văn 2017)

Xung quanh việc là thành viên của ban giám khảo giải thưởng có uy tín này, nhà văn đã kể: “Các thành viên có chức trách của Pulitzer đã gửi lời mời tôi cách đây hai năm nhưng tôi không nhận lời lúc đó. Bởi vì thời gian ấy tôi đang ráo riết viết cho xong tác phẩm tiếp nối cho The Sympathizer – Người Lưu Vong. Và mới nhất cách đây không lâu, chừng vài tháng họ đã gọi lại. Lúc này thì tôi vừa hoàn thành xong cuốn sách mới của mình. Tựa là tiểu thuyết The Committed – Căn cước”.

Nguyễn Thanh Việt nhấn mạnh: “Tôi rất xem trọng bổn phận công dân, bất kỳ là phục vụ cho Tổ quốc hay cho văn chương, đặc biệt là cộng đồng người Á - Mỹ. Đó là ý nghĩa lớn nhất khi tôi quyết định trở thành thanh viên của ban giám khảo giải thưởng Pulitzer...”. 

Nữ nhà văn R.O.Kwon nổi tiếng với cuốn tiểu thuyết "The Incendants - Kế tục" cũng là cây bút người Mỹ gốc Á. Cô sinh trưởng ở Seoul - Hàn Quốc.     

Nhà văn R.O. Kwon, cũng là một người Mỹ gốc Á, cô sinh ra ở Seoul - Hàn Quốc, chuyển đến Los Angeles cùng gia đình khi cô lên ba. tác giả quyển bestseller The Incendiaries, nhận xét về sự kiện này đáng lưu ý như sau: “Thật ra không cần mất nhiều thời gian như vậy để ban giám khảo Pulitzer có một người Á-Mỹ”. Nhưng dù sao, bây giờ thì bà cũng rất vui mừng vì mong đợi đó đã thành hiện thực. R.O. Kwon nói: “Tôi thấy điều này thật tuyệt và may mắn cho chúng ta (chỉ những người cầm bút người Mỹ gốc Á). Vì Nguyễn Thanh Việt là một cây bút tài năng.  Anh không những là nhà văn tiên phong làm công việc mở đường mà còn là tiếng nói tranh đấu không mỏi mệt cho các thành phần xã hội bị bỏ rơi…”.

Nhìn lại, nước Mỹ đã đổi khác rất nhiều từ khi Nguyễn Thanh Việt còn theo học cao học tại UC Berkeley. Như nhà văn từng kể lại, vị giáo sư Khoa trưởng từng khuyên anh không nên làm “luận án về văn chương của người Mỹ gốc Việt vì như thế sẽ rất khó kiếm được việc làm”. Nên chăng, thử mở rộng phạm vi “nghiên cứu ra đến người Mỹ gốc Á”. Và với ông, đó là một lời khuyên đúng đắn. 


Một giới thiệu về cuốn sách đoạt giải thưởng của nhà văn Nguyễn Thanh Việt.

Tác phẩm thứ nhất của ông, Race and Resistance: Literature and Politics in Asian America (Chủng tộc và Phản Kháng: Văn Chương và Chính Trị Của Người Mỹ gốc Á) xuất bản năm 2002, tập trung vào việc duyệt xét văn chương Á - Mỹ bắt đầu từ Onoto Watama năm 1896 và kết thúc với Lois-Ann Yamanaka năm 1996.

Ông cho biết: “Phần lớn các tác giả Á-Mỹ từ cuối thế kỷ 19 đến thập niên 1990 đều tự cảm thấy họ hiếm hoi không thua gì những những câu chuyện của họ. Họ bị nhiều áp lực vì là những người tiên phong. Họ biết gia đình và cộng đồng sẽ theo dõi tất cả việc mình làm. Cảm giác mình là người đại diện rất rõ rệt và sâu sắc trong từng tác phẩm của họ”. Nguyễn Thanh Việt kể, ông vẫn nhớ cái thuở chính mình cũng theo dõi thường xuyên mỗi tác giả Á-Mỹ khi họ vừa có sách xuất bản. 

Vậy mà cái nhìn đó cũng đã thay đổi. Ông nói: “Bây giờ khó làm được chuyện đó vì internet khiến bùng nổ số lượng thơ văn, tiểu thuyết và hồi ký… Ai cũng có thể cho ra mắt dễ dàng không thể kiểm soát được như sách in…”. 

Tuy vậy, nhà văn Nguyễn Thanh Việt cũng có một quan sát đáng chú ý: “Trong tất cả thể loại nghệ thuật diễn ra trên nước Mỹ, văn chương là thứ mà người Mỹ gốc Á tham gia đông đảo nhất, và cũng có nhiều thành công nhất”. 
 

Nhà văn và bìa một tác phẩm của mình.

Ngoài tác phẩm The Sympathizer – Người Lưu Vong được giải thưởng Pulitzer nhiều người biết, ông còn là tác giả quyển Nothing Ever Dies: Vietnam and the Memory of War (Không Gì Để Mất: Việt Nam và Ký Ức Chiến Tranh). Ông cũng người biên tập quyển The Displaced - Kẻ Lưu Lạc với 17 bài viết của các cây viết tị nạn.

Mới đây nhất ông đồng tác giả cuốn sách thiếu nhi có tên Chicken of the Sea - Chú Gà của Biển viết cùng Ellison Nguyễn, cậu con năm tuổi của mình với văn phong vô cùng dí dỏm và trẻ thơ.

Nguyễn Hữu Hồng Minh dịch và tổng hợp

(Nguồn NEWS & một số tờ khác)