ĐỜI SỐNG

Nhật thực trên sao Mộc

Ngọc Nga • 18-09-2019 • Lượt xem: 9316
Nhật thực trên sao Mộc

Tàu thăm dò Juno của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) vừa ghi lại khoảnh khắc mặt trăng Io (một trong 4 mặt trăng lớn nhất quay quanh sao Mộc) che khuất Mặt trời, tạo ra bóng đen trên bề mặt hành tinh khí khổng lồ.

Tin, bài liên quan:

Mở tour lên Trạm vũ trụ quốc tế với chi phí gần 136 tỷ đồng/người

Cây ăn quả đầu tiên được trồng trên Trạm vũ trụ quốc tế

Khách sạn không gian đầu tiên có cả nhà hàng, rạp chiếu phim...

Bức ảnh chụp bóng của Mặt trăng Io trên bề mặt sao Mộc được Kevin Gill, kỹ sư phần mềm của NASA chia sẻ trên mạng xã hội Twitter. Bức ảnh do tàu thăm dò Juno chụp hé lộ hiện tượng nhật thực trên hành tinh khí.

Nhà vật lý thiên văn Katie Mack ở Đại học North Carolina đã giải thích tại sao bóng của mặt trăng Io trên Sao Mộc lại rất sắc nét trong khi bóng của Mặt trăng trên Trái đất xuất hiện mờ trong nguyệt thực. "Io rất to và gần đến nỗi nó còn hơn cả Mặt trời (nó trông to gấp 4 lần Mặt trời từ góc nhìn của Sao Mộc) và nó gần đến nỗi phần xương sống (rìa ngoài mờ của bóng tối) siêu mỏng", Katie Mack viết trên Twitter. Vì vậy, đó là lý do tại sao bóng của Io trông giống như một lỗ hổng di động trong phim hoạt hình Looney Tunes.

Tàu Juno bắt đầu quay quanh sao Mộc từ ngày 5/7/2016 với nhiệm vụ nghiên cứu thành phần cấu tạo của sao Mộc, đồng thời đánh giá bầu khí quyển của hành tinh. Cứ 53 ngày, tàu Juno lại tiếp cận gần sao Mộc một lần để chụp các hình ảnh thô và gửi về cho trung tâm điều khiển xử lý. NASA lên kế hoạch để Juno tiếp tục nghiên cứu sao Mộc tới tháng 7/2021, sau đó con tàu sẽ được điều khiển đâm xuống khí quyển hành tinh để tự hủy.

Nắng ở sao Mộc

Cực nam phức tạp của sao Mộc

Trước đó, Juno cũng đã chụp được nhiều hình ảnh có giá trị của sao Mộc như cực nam phức tạp của hành tinh khí, sao Mộc nắng hay những cơn bão khổng lồ càn quét Nam bán cầu của sao Mộc...