Một nhà khoa học về giấc ngủ, một vận động viên ưu tú và một cựu tiếp viên hàng không sẽ chia sẻ những mẹo hay nhất để đặt lại “đồng hồ sinh học” cho bất kỳ ai trước, trong và sau chuyến bay.
Sau các đợt phong tỏa do Covid-19, các chuyến bay đường dài đã quay trở lại trong đời sống thường nhật của phần lớn cư dân thế giới. Điều đó cũng có nghĩa là chúng ta sẽ không thấy quen với tình trạng lệch múi giờ, trạng thái uể oải, bất an hay các cảm giác kiệt sức mà việc say máy bay hay “jet lag” gây ra.
Hiện tượng lệch múi giờ theo đó thường liên quan đến việc di chuyển bằng máy bay trong các chuyến bay Quốc tế, nhưng nó cũng có thể phát sinh trên bất kỳ chuyến bay nào đi qua 3 múi giờ trở lên. Jet lag thường gây gián đoạn giấc ngủ, có thể khiến “đồng hồ sinh học” bên trong cơ thể không đồng bộ với chu kỳ ngày - đêm tại điểm đến. Vậy thì làm sao để vượt qua chúng?
Phương pháp của nhà khoa học về giấc ngủ: điều chỉnh mức độ tiếp xúc với ánh sáng
Jet lag là gì? Tiến sĩ Svetlana Postnova, giảng viên cao cấp về vật lý thần kinh và động lực não bộ tại Đại học Sydney, người đã nghiên cứu về giấc ngủ và nhịp sinh học trong hơn 18 năm qua, cho biết mỗi tế bào của chúng ta chứa một “đồng hồ sinh học” và những “đồng hồ” đó kiểm soát thời gian của mọi thứ xảy ra trong cơ thể chúng ta, từ giấc ngủ cho đến nồng độ hormone. Hiện tượng lệch múi giờ xảy ra khi “đồng hồ” bên trong sai lệch với môi trường, điều này ảnh hưởng đến mọi thứ, từ mệt mỏi đến chứng thèm ăn.
Ánh sáng, đặc biệt là ánh sáng tự nhiên, có ảnh hưởng lớn đến nhịp sinh học. Ánh sáng từ mặt trời, ngay cả trong một ngày nhiều mây, là một tín hiệu quan trọng được não xử lý để điều chỉnh “đồng hồ” bên trong. Vì vậy tiếp xúc với ánh sáng tự nhiên tại điểm đến sẽ đẩy nhanh quá trình thích nghi với múi giờ mới.
Ánh sáng nhân tạo, bao gồm cả các thiết bị điện tử, cũng ảnh hưởng đến nhịp sinh học. Vì lý do này, hãy cố gắng tránh ánh sáng nhân tạo trong buổi tối và duy trì các thói quen khi ngủ. Như vậy bằng cách kiểm soát ánh sáng hấp thụ, ta có khả năng điều chỉnh lại những chiếc “đồng hồ đó”. Ngồi dưới ánh sáng rực rỡ vào đúng thời điểm vào ban ngày hoặc ban đêm sẽ làm chậm hoặc tăng đồng hồ sinh học của bạn, đưa nó đến gần hơn với môi trường mà ta sắp tới.
Dẫu vậy không phải máy bay hay ở hạng ghế nào cũng có khả năng điều chỉnh ánh sáng riêng biệt. Do đó nếu gặp tình trạng bất lợi, ta hoàn toàn có thể tự điều chỉnh mức độ tiếp xúc ánh sáng của mình, dù cho hiệu quả khi đó so với khi có các thiết bị là không sánh bằng. Để thực hiện liệu pháp này, ta cần phải tính toán xem điểm đến cách nơi mà mình sắp đến bao xa, và hướng mà mình sẽ bay là về phía nào. Điều này có thể dễ dàng thực hiện bằng các bản đồ.
Sau đó, ta nên thực hành điều chỉnh mức độ tiếp xúc ánh sáng tăng dần hoặc là giảm xuống, trong khoảng vài ngày, để giúp “đồng hồ sinh học” có thể điều chỉnh sao cho hợp lý. Tiến sĩ Svetlana Postnova nói: “Bạn cũng có thể sử dụng màn hình giải trí trên chuyến bay như một biện pháp tiếp xúc với ánh sáng”.
Chẳng hạn nếu ta đang bay từ Sydney đến London, thì hành trình ấy khiến ta “đi lùi” trong khoảng từ 7 đến khoảng 9 giờ, khi ấy ta sẽ điều chỉnh bằng cách trì hoãn giấc ngủ của mình và phơi mình dưới ánh sáng buổi chiều và buổi tối trước khi bay, đồng thời tránh ánh nắng buổi sớm. Ngược lại khi bay sang châu Âu với thời gian đi trước, ta cũng có thể thức dậy sớm hơn và tìm kiếm ánh sáng vào buổi sáng sớm.
Phương pháp của vận động viên chuyện nghiệp: dự trữ giấc ngủ
Đối với các vận động viên, độ trễ của “đồng hồ sinh học” hoàn toàn có thể là một trở ngại trong việc đạt được thành tích. Một vận động viên cho biết quy tắc được các nhân viên y tế của đội tuyển đưa ra đó là “nên ‘ngủ’ càng nhiều càng tốt”.
Theo đó giấc ngủ trong các tuần trước thi đấu thường rất quan trọng. Nhưng không vì thế mà nên thay đổi một cách đột ngột thói quen sinh hoạt trên chuyến bay, vì nó dễ khiến “đồng hồ sinh học” sai sót. Do đó phương án tốt nhất đó là hãy ngủ càng nhiều càng tốt, bất cứ khi nào, bất cứ nơi đâu. Bởi nó sẽ là nguồn dự trữ tuyệt vời cho các thời khắc mà bản thân mình sẽ cần giấc ngủ.
Vì vậy biện pháp tốt nhất là mang theo các phụ kiện hữu ích, như mặt nạ ngủ, nút bịt tai và quần áo thoải mái. Ngoài ra cũng cần tránh căng thẳng không cần thiết, không nên hoạt động quá nhiều trong ngày đầu tiên ở múi giờ đến. Các nhà khoa học cũng khuyên rằng ta nên hạn chế uống rượu, lạm dụng caffeine cũng như liên tục cung cấp nước cho cơ thể, ăn uống lành mạnh và vận động nhẹ trong chuyến bay.
Phương pháp của tiếp viên hàng không: nuôi dưỡng bản thân đúng cách
Là một tiếp viên hàng không, vấn đề cơ thể không có đủ thời gian thích nghi với các hoàn cảnh khác nhau là việc không quá khó hiểu. Nó gây ra tác động lớn, khiến cho cơ thể căng thẳng và bị tàn phá trong từng khoảnh khắc. Khi chìm trong cơn mệt mỏi, ta sẽ không biết mình đói, muốn ngủ hay là muốn khóc.
Vì vậy biện pháp tốt nhất ta có thể làm đó là duy trì các thói quen cũ mà cơ thể mình đã từng quen thuộc, cũng như lắng nghe cơ thể của bản thân mình. Một tiếp viên hàng không nọ từng nói. “Tôi đã chuyển từ cà phê sang matcha với sữa hạnh nhân và tôi nghĩ điều đó khiến tôi cảm thấy tốt hơn”. Cô cũng uống nước bất cứ khi nào có cơ hội và tập yoga trước khi ngủ ở điểm đến, để giúp mình thấy thư giãn.
Bởi không ai hiểu cơ thể hơn là chính nó, nên việc nghe theo tiếng gọi cơ thể là một vấn đề nên làm và được khuyến khích. Không những thức uống, mà đồ ăn có sẵn trên máy bay cũng thường khiến ta rơi vào cảm giác kém ngon miệng, từ đó làm tăng cảm giác uể oải. Do đó sử dụng những thứ mà ta quen thuộc, được phép mang lên máy bay sẽ là một phương án tốt, đơn giản, tiện dụng và đạt được hiệu quả cao.