ĐỜI SỐNG

Những biểu hiện của trẻ khi bị bắt nạt và cách phòng tránh

Nguyễn Khải • 16-09-2022 • Lượt xem: 375
Những biểu hiện của trẻ khi bị bắt nạt và cách phòng tránh

Bao lực học đường, đã và đang là một trong những mối nhức nhối cho không chỉ nhà trường mà còn ở cả gia đình và xã hội. Do đó việc cần làm lúc này đó chính là tìm ra những giải pháp nhằm ngăn chặn, giảm thiểu tác hại mà nó gây ra cho cộng đồng. Chính vì vậy, chúng ta cần tìm hiểu các dấu hiệu và giải pháp cho vấn nạn này.

Những biểu hiện của trẻ khi bị bắt nạt tại trường

+ Buồn bã và sợ hãi

Một trong những, biểu hiện của việc bị bắt nạt đó chính là sợ hãi và buồn bã. Tại sao tôi lại nói như vậy: Vì khi bị bắt nạt, trẻ sẽ cảm thấy bị ám ảnh mình sẽ bị bắt nạt một lần khi quay trở lại, nên trẻ sẽ không chịu đi học và thậm chí la hét khi có tiếng động lạ, hay khi nhìn thấy một hành động nào đó, thì trẻ sẽ hoảng sợ và lo lắng hay thu mình lại một chỗ trong nhà.

+ Hay cáu gắt

Khi trẻ bị bắt nạt thì thường tỏ ra hay nổi nóng, la hét hay quát tháo người khác, và thậm chí là ... khóc. Một số trường hợp trẻ bị bắt nạt còn tỏ ra nổi nóng và có thể đánh lại người khác, ở một số trường hợp trẻ có thể có hành vi đập phá đồ đạc trong nhà để giải tỏa căng thẳng trong lòng.

+ Khóc

Còn với một số trẻ thường nhạy cảm, trẻ sẽ oà khóc với bố mẹ hay người lớn, để tìm sự giúp đỡ hay an ủi từ bố mẹ hay người lớn, có trường hợp trẻ sẽ trốn vào một góc nào đó để khóc cho xua đi những ấm ức trong lòng hay thậm chí là ... tự sát. Và khóc cũng được trẻ xem như một biện pháp để "xoa dịu" bản thân mình trước việc bị bắt nạt.

+ Mặc cảm tự ti

Ngoài ra, còn một nguyên nhân của những trẻ bị bắt nạt, chúng thường hay cảm thấy mình thua thiệt với tất cả mọi người. Chưa dừng lại ở đó, một số trường hợp trẻ thường không chịu tiếp xúc và chơi với các bạn vì sợ bắt nạt. Đó còn là nỗi sợ về việc mình phải sự chứng kiến cảnh người khác bị bắt nạt mà không làm được gì. Đó chưa kể, là các sẽ cam chịu để cho bạn bắt nạt vì sợ bị trả thù bởi các bạn khác.

+ Trở nên hung tợn và bạo lực

Khi trẻ đã trở nên quá quen với việc bị bắt nạt, đa số các bé sẽ lựa chọn hai cách, đó là cam chịu và phản kháng. Vì thế trẻ sẽ hình thành hai hình thái trái ngược nhau để đối mặt với việc bị bắt nạt, cam chịu bị bắt nạt, hay phản kháng chống trả và dần dần trẻ trở nên hung tợn với tất cả mọi người xung quanh.Và để chống lại việc mình bị bắt thì các bé sẽ đánh lại hay trả đũa lại người bắt nạt, từ đó dần dần trẻ sẽ trở thành người có thiên hướng bạo lực hóa, và trẻ sẽ dùng bạo lực để "giải quyết" mọi vấn đề.

+ Tự tử

Một điều đáng sợ nữa là, khi phải đối với việc bị bắt nạt liên tục trong thời gian dài, trẻ sẽ trở nên suy sụp tinh thần và dần hình thành những suy nghĩ tiêu cực về cuộc sống và thế giới xung quanh. Và rồi, khi đã không còn chịu đựng được nữa, thì như cơn sóng "tức nước vỡ bờ" trẻ sẽ tìm đến cái chết như một biện pháp để "giải quyết" mọi vấn đề.

Hình minh họa

Biện pháp ngăn chặn và giải pháp

+ Tích cực tương tác với trẻ

Cha mẹ nên thường xuyên hỏi han trẻ về những vấn đề trong trường học, khuyến khích trẻ kể về việc học ở trường của bé như thế nào. Chỉ cần, những câu nói nhẹ nhàng hay những cử chỉ ân cần cũng đủ khiến cho bé cảm thấy ấm lòng vì sự quan tâm của bạn.

+ Tạo ra nhiều tình huống, để trẻ có thể tự đối phó

Trẻ con như những mầm non mới nhú, do đó rất cần sự chỉ bảo từ các bậc làm cha mẹ. Chúng ta cần trang bị cho bé những kĩ năng cần thiết để trẻ tự "bảo vệ" bản thân trước việc bị bắt nạt, ví dụ như cách đối phó ra sao, trước việc giật cặp hay giật túi xách thì con nên xử trí như thế nào? Khi bị bạn trêu ghẹo, xa lánh thì nên phản ứng ra sao. Từ những tình huống như vậy trẻ sẽ dần có kỹ năng để đối phó với ngoại cảnh không như ý.

+ Cho trẻ tham gia nhiều các hoạt động rèn luyện thể chất

Ngoài những cách nói trên, thì việc rèn luyện cho bé một thể chất vững vàng và bền bỉ, cũng quan trọng không kém, vì việc rèn luyện thề chất là cực kì quan trọng với trẻ. Vì trong giai đoạn từ 6 đến 18 tuổi, là giai đoạn phát triển thể chất của trẻ. Do vậy, rèn luyện thân thể là cực kì quan trọng. Phụ huynh có thể cho con tham gia các hoạt động thể dục thể thao tại trường, tại các trung tâm thể dục thể thao... Quan trọng nhất vẫn là học một môn võ để tự vệ, vì không phải lúc nào các ba mẹ cũng ở bên cạnh con mình được nên việc học võ là việc cực kì cấp thiết.

+ Rèn luyện cho trẻ các kĩ năng xã hội cơ bản

Cha mẹ nên trang bị cho các bé các kỹ năng ứng xử cần thiết, vì ít nhiều cũng giúp cho bé trong các tình huống khẩn cấp. Ví dụ Khi bé gặp tình huống, bị bắt nạt thì các bé nên kêu gọi sự giúp đỡ từ những người xung quanh, hay công an. Hay hướng dẫn cho trẻ nên đi những chỗ có người qua lại, hay đi cùng với nhiều người. Hoặc hãy tránh đi vào những chỗ hay các khu vực vắng người.

+ Sự quan tâm của cộng đồng và xã hội đối với vấn nạn bắt nạt trẻ nhỏ

Không chỉ có gia đình, các bậc phụ huynh và các cơ quan, ban ngành đoàn thể cũng nên có những biện pháp hay những hình thức để xử lý nghiêm các đối tượng có hành vi bắt nạt trẻ nhỏ trong các trường học và tiến hành các buổi tuyên truyền giáo dục cho thanh thiếu niên và người dân trong việc nâng cao ý thức về việc phòng chống bạo lực học đường và việc bắt nạt trẻ nhỏ. Khi cả xã hội cùng chung tay vì thế hệ tương lai của đất nước, việc học của trẻ cũng sẽ được nâng cao, tâm lý an vui khi đến trường cũng vì thế mà tỏa rộng.