Duyên Dáng Việt Nam

Những điều cần biết cơ bản về biểu hiện của tự kỷ

Hoa Trương • 22-04-2022 • Lượt xem: 327
Những điều cần biết cơ bản về biểu hiện của tự kỷ

Bạn hãy đọc và tìm hiểu những điều chúng tôi đưa ra mang tính chất tham khảo ở bài viết dưới đây để bổ sung thêm những điều cần biết về biểu hiện của tự kỷ!

Tin, bài liên quan:

Ba mẹ cần chuẩn bị những gì khi biết con mình mắc chứng tự kỷ

Thiếu hụt những kỹ năng tương tác xã hội: là vấn đề cơ bản của tự kỷ như trẻ không biết chỉ tay, ít giao tiếp bằng mắt, kéo tay người khác khi cần, ít cử chỉ giao tiếp, không làm theo hướng dẫn, chơi một mình không chia sẻ, chỉ làm theo ý thích của mình, không khoe, không để ý đến thái độ và tình cảm của người khác.. .Một số trẻ chẳng biết lạ ai, đến nơi mới nào cũng không để ý đến sự đổi thay của môi trường, nhưng lại có những trẻ rất sợ người lạ, sợ chỗ lạ. Trẻ thường gắn bó và để ý tới đồ vật nhiều hơn là để ý tới mọi người xung quanh.

Hình minh họa

 

Bất thường về ngôn ngữ: chậm nói, hoặc đã nói được nhưng sau lại không nói, phát âm vô nghĩa. Dạy không nói theo. Nếu trẻ nói được thì lại nói nhại lời, nhại quảng cáo, chỉ nói khi đòi ăn, đòi đi... Ngôn ngữ thụ động, không biết đặt câu hỏi, hoặc hỏi lại nhiều lần một câu hỏi. Không biết đối đáp hội thoại, không biết kể chuyện lại những gì đã chứng kiến. Giọng nói khác thường như nói giọng lơ lớ, thiếu diễn cảm, nói nhanh, nói ríu lời, nói rất to... Trẻ không biết chơi giả vờ tưởng tượng mang tính xã hội, không biết trò chơi có luật. Chậm nói là lý do chủ yếu để các cha mẹ đưa con đi khám bệnh vì đó là dấu hiệu dễ nhận thấy nhất.

Những bất thường về hành vi, thói quen và ý thích thu hẹp: hành vi định hình như đi kiễng gót, quay tròn người, ngắm nhìn tay, nhìn ngiêng, lắc lư người, nhảy chân sáo, chạy vòng quanh, nhảy lên... Những thói quen rập khuôn thường gặp là: đi về theo đúng một đường, ngồi đúng một chỗ, nằm đúng một vị trí, thích mặc đúng bộ quần áo đó, luôn làm một việc theo một trình tự...

Những ý thích thu hẹp như: cách chơi đơn điệu kéo dài, cuốn hút nhiều giờ xem ti vi quảng cáo, băng hình, điện thoại, quay bánh xe, hay ngắm nhìn hoặc tay luôn cầm một thứ như bút, que, tăm, giấy, chai lọ, đồ chơi có mầu ưa thích hoặc có độ cứng mềm khác nhau... Nhiều trẻ ăn vạ khóc lăn ra nếu không vừa ý do trẻ không biết nói và do thiếu kiềm chế. Có khoảng trên 70% trẻ tự kỷ có biểu hiện tăng động, không phản ứng với nguy hiểm.

Nhiều trẻ bị rối loạn cảm giác do thần kính quá nhạy cảm như: sợ khi nghe tiếng động to nên khóc thét hoặc bịt tai, che mắt hoặc chui vào góc do sợ ánh sáng, sợ một số mùi vị, thính tai với âm thanh quảng cáo nên chạy vào nhanh để nghe, sợ cắt tóc, sợ gội đầu, không thích ai sờ vào người, đi kiễng gót, ăn không nhai và kén ăn... Ngược lại trẻ kém nhạy cảm lại có những biểu hiện như: thích sờ đồ vật, thích được ôm giữ thật chặt, giảm cảm giác đau, quay tròn người, gõ hoặc ném các thứ tạo ra tiếng động, nhìn vật chuyển động hoặc phát sáng...

Hình minh họa

Một số trẻ có khả năng đặc biệt như có một số khả năng và trí nhớ rất cao như nhớ số điện thoại, nhớ các loại xe ô tô, nhớ vị trí đồ vật hoặc nơi chốn, bấm trò chơi trên máy rất giỏi, thuộc lòng nhiều bài hát, đọc số chữ rất sớm, làm toán cộng nhẩm nhanh, bắt chước động tác nhanh... nên dễ nhầm tưởng là trẻ quá thông minh.

Không phải chẩn đoán tự kỷ điển hình là cứ phải có đủ tất cả các dấu hiệu này, mà có thể chẩn đoán là tự kỷ khi trẻ có một số dấu hiệu xếp được đủ vào 3 lĩnh vưc trên. Cũng không phải là cứ thấy trẻ đi nhón gót hoặc cuốn hút say mê với tivi quảng cáo đã chẩn đoán là tự kỷ mà phải có các dấu hiệu khác cùng tồn tại trong 3 lĩnh vực trên.

Tự kỷ được cho là bệnh lý của não vì có rối loạn phát triển thần kinh (như có thay đổi cấu trúc tiểu não, thùy trán, thùy thái dương, thiếu hụt hoạt hóa cấu tạo lưới, bất thường về sinh hóa thần kinh) do có những gen bất thường. Tuy nhiên những vấn đề nêu trên vẫn đang là giả thuyết. Tỉ lệ chẩn đoán trẻ mắc tự kỷ trong những năm gần đây có xu hướng tăng lên với tần xuất gặp 1 trên 100 trẻ, trong đó tự kỷ điển hình chiếm 16,8% .Trẻ trai bị nhiều hơn trẻ gái từ 4 đến 6 lần.

Các yếu tố khiến bệnh tự kỷ nặng lên:

- Gia đình ít dành thời gian dạy trẻ.

- Cho trẻ xem tivi quá nhiều.

- Ít cho trẻ được tiếp xúc và chơi với những trẻ khác. Gia đình ít cho trẻ được tiếp xúc và chơi với những trẻ khác là nguyên nhân phát sinh và phát triển bệnh.

Do đó, các bậc cha mẹ khi đã có con là trẻ tự kỷ thì càng phải áp dụng:

Bạn cần thay đổi lối sống của gia đình như:

 - Nói chuyện với con trẻ ngắn gọn rõ ràng.

- Nương theo sở thích của trẻ và đưa ra lựa chọn phù hợp với trẻ.

- Các thành viên trong gia đình cần thay phiên chơi với trẻ. Điều này giúp giảm hành vi lặp đi lặp lại của con.

- Cùng con tham gia vào một chương trình điều trị của một nhóm các bác sĩ hay tư vấn viên hoặc những gia đình có cùng hoàn cảnh.

Ngoài ra bạn cần tìm kiếm các dịch vụ hỗ trợ và các nhóm hỗ trợ trẻ tự kỷ hay gia đình có trẻ tự kỷ tại nơi bạn sống. Và điều quan trọng hơn là tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ trong và sau quá trình điều trị.