VĂN HÓA

Những quốc gia cùng đón tết cổ truyền âm lịch với Việt Nam tại châu Á

Tam Nguyên • 18-01-2023 • Lượt xem: 870
Những quốc gia cùng đón tết cổ truyền âm lịch với Việt Nam tại châu Á

Tết Nguyên Đán hay Tết Âm lịch, là một trong những nét văn hóa truyền thống lâu đời của người dân nhiều nước châu Á. 

Tin, bài khác:

Phong tục Tết người Hoa ở TP.HCM

Top 3 phong tục đón Tết độc đáo của các dân tộc thiểu số

Tết âm lịch không chỉ tồn tại ở Việt nam, mà nó còn là ngày tết truyền thống của các nước khác như Trung Quốc, Hàn Quốc, Triều Tiên, Mông Cổ, Singapore,… 

Malaysia

Vào dịp Tết âm lịch, người Malaysia cũng sẽ dọn dẹp nhà cửa sạch sẽ, nhằm quét dọn những xui xẻo trong năm cũ đón chào những may mắn trong năm mới. Họ cũng rất thích trang trí bằng những món đồ màu đỏ, nhằm mang lại nhiều may mắn.

Tết âm lịch cũng là ngày sum họp và đoàn tụ, họ cũng chuẩn bị mâm cỗ để cúng tổ tiên, lì xì cho trẻ nhỏ, người chưa lập gia đình. Bữa ăn ngày Tết sẽ bao gồm đầy đủ các thành viên trong gia đình, họ hàng, bên cạnh đó rất nhiều nhà hàng Trung Quốc sẽ phục vụ bữa ăn gia đình không muốn tổ chức tại nhà. Ngoài ra còn có các tiết mục múa hát, múa lân sư rồng chào đón năm mới vô cùng nhộn nhịp, sôi động.

Mông Cổ

Người Mông Cổ gọi Tết âm lịch là Tsagaan, bắt đầu vào ngày đầu tiên theo lịch âm của người Mông Cổ, thường rơi vào đợt trăng non 2 tháng sau đông chí. Vào ngày Tssagaan Sar, người dân nơi đây sẽ cùng nhau thăm hỏi bạn bè, ôn chuyện cũ và chúc nhau những điều tốt lành. 

Trước ngày lễ gọi là Bituun, vào ngày này mọi người sẽ cùng nhau dọn dẹp nhà cửa, chuồng trại sạch sẽ để đón một năm mới nhiều may mắn và sự an lành. Vào buổi tối các gia đình sẽ tụ họp cùng ăn bơ sữa và bánh bao, đồng thời mọi người sẽ giải quyết hết nợ nần trong năm cũ.

Mọi người sẽ cùng mặc những bộ trang phục truyền thống, tặng quà và mừng tuổi. Các gia đình tập trung tại nhà của người lớn tuổi nhất, khi gặp người già họ sẽ chào theo kiểu zolgokh, nắm lấy khuỷu tay người lớn tuổi để đỡ đần, thể hiện sự tôn trọng. 

Trung Quốc

Tết âm lịch là một trong những ngày lễ quan trọng nhất ở Trung Quốc. Mọi người được nghỉ khoảng 1 tuần để về thăm quê hương và quây quần bên gia đình. Đây là thời điểm nghỉ lễ dài nhất tại nước này. Bắt đầu từ hôm 8/12 Âm lịch, dân Trung Quốc trên khắp thế giới đổ về quê ăn Tết cùng gia đình. Thời gian nghỉ lễ thường kéo dài đến hết ngày 15/1 Âm lịch. Người dân Trung Quốc thường treo những câu đối đỏ, đèn lồng đỏ dán giấy đỏ và đốt pháo để mong muốn một năm mới an lành, may mắn. Sắc đỏ từ đồ trang trí cho đến những bao lì xì ngập tràn ở Trung Quốc vào dịp Tết âm lịch.

Vào thời khắc giao thừa, các thành viên trong gia đình sẽ sum họp, ăn bữa cơm để chào năm mới. Theo quan niệm của người Trung Quốc, bữa cơm giao thừa mang ý nghĩa quan trọng, thể hiện được sự hạnh phúc của mỗi gia đình. Ngày đầu năm mới, những người lớn tuổi ở Trung Quốc tặng phong bì đỏ cho trẻ em hoặc những người chưa lập gia đình. Truyền thống này được phát triển từ phong tục tặng tiền xu để xua đuổi tà ma. Múa lân hoặc rồng, bắn pháo hoa hoặc đốt pháo vào ngày đầu năm mới là một số cách phổ biến khác để đón Tết âm lịch ở Trung Quốc.

Người dân tại Hong Kong và Đài Loan cũng đón Tết âm với nhiều hoạt động và lễ hội khác nhau.

Singapore

Vào những ngày Tết, tại Singapore, người dân địa phương thường tổ chức lễ hội mùa xuân với 3 sự kiện nổi bật là Lễ hội Hoa đăng, Lễ hội Singapore River Hongbao, Lễ hội đường phố Chingay, cùng nhiều hoạt động khác.

Các lễ hội này kéo dài từ ngay 1/1 Âm lịch đến 15/1 Âm lịch. Mỗi lễ hội đều mang đậm chất xuân, vui tươi và có rất đông người dân tham gia. Vào dịp lễ tết, người Singapore thường ăn bánh tang yuan (bánh trôi tàu) với ý nghĩa đoàn viên, sum họp. Bên cạnh đó, người thân tong gia đình cũng sẽ dành tặng nhau những bao lì xì màu đỏ để cầu chúc may mắn.

Hàn Quốc

Tết âm lịch ở Hàn Quốc còn được gọi là Seollal. Đây là kỳ nghỉ lễ dài ở Hàn Quốc. Cũng giống như ở Việt Nam, Tết Seollal bắt đầu từ ngày 1/1 Âm lịch và thường kéo dài trong 3 ngày. Trong dịp nghỉ Tết, hầu hết doanh nghiệp Hàn Quốc đều đóng cửa. Người dân nghỉ làm để trở về thăm quê hương, sum vầy bên gia đình. 

Người dân Hàn Quốc thường mặc hanbok, thực hiện các nghi lễ của tổ tiên và ăn các món ăn truyền thống vào dịp năm mới. Tham gia các trò chơi dân gian cũng là một hoạt động phổ biến để chào mừng năm mới ơ Hàn Quốc.

Triều Tiên

Tết âm lịch hay còn có tên gọi là Seollal bị lãng quên đã từ lâu, mãi đến tận năm 1989 nhà lãnh đạo Triều Tiên lúc đó là Kim Jong Il đã giúp nó trở lại và trở thành ngày lễ được mong đợi nhất năm. Ban đầu, Tết âm lịch của người Triều Tiên vào tháng 10 và tháng 11, dần dần, họ cũng chuyển sang đón Tết âm lịch vào ngày mùng 1 tháng giêng giống với những quốc gia châu Á khác. 

Trong những ngày này, mọi người sẽ cùng quây quần bên nhau, chơi các trò chơi và thưởng thức những món ăn truyền thống như tteokguk, món ăn mang ý nghĩa giúp cho mọi người sống thọ hơn. Bên cạnh bữa cơm sum họp gia đình, người dân cũng nơi đây cũng đến tại các khu vực công cộng để tham gia các trò chơi dân gian như thả diều, nhảy dây, mừng tuổi cho trẻ em.