Nhà trưng bày Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải ở đảo Lý Sơn là nơi lưu giữ những chứng tích về quần đảo Hoàng Sa và Trường Sa, là lời khẳng định hùng hồn về chủ quyền đất nước.
Đảo Lý Sơn, (còn gọi là Cù lao Ré), tỉnh Quảng Ngãi là quê hương của Hải đội Hoàng Sa. Chính nơi đây, từ thời những chúa Nguyễn xứ Đàng Trong, Đội Hoàng Sa đã được thành lập và hoạt động, những binh phu Hoàng Sa đã vượt sóng gió Biển Đông để xác lập chủ quyền của nước Việt ở quần đảo Hoàng Sa.
Tiếp nối các chúa Nguyễn, thời vua Gia Long nhà Nguyễn, sách “Đại
Những hoạt động của Đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải đã được ghi chép trong lịch sử là những minh chứng rõ ràng, hùng hồn cho thấy chủ quyền của Việt
“Hoàng Sa trời nước mênh mông
Người đi thì có mà không thấy về”
(Ca dao)
Bao nhiêu binh phu Hoàng Sa, bao nhiêu người con đất Việt đã nằm lại biển, nằm lại Hoàng Sa để xác lập và gìn giữ chủ quyền đất nước. Ký ức Hải đội Hoàng Sa được lưu giữ nơi đây là lời tri ân của hậu thế tới tiền nhân, và cũng là để khẳng định một tấm lòng, một tinh thần bất diệt; một lời ước nguyện, và khát vọng Hoàng Sa…
Toàn cảnh Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Phía trước là tượng đài Hải đội Hoàng Sa.
Cận cảnh tượng đài Hải đội Hoàng Sa. Tượng đài thể hiện nhóm 3 người, trong đó; người đứng giữa là Đề công (đội trưởng nhóm ba thuyền trong một lượt ra Hoàng Sa) mặc áo quan triều đình với tấm bia chủ quyền đề 4 chữ “Vạn lý Hoàng Sa”; hai bên là hai dân binh mang giáo và lưới. Tác giả tượng đài là nhà điêu khắc Hà Trí Dũng. Công trình hoàn thành tháng 9/2009.
Phía sau tượng đài, trên những hình khối tượng trưng cho cánh buồm có dòng chữ “Bản quốc hải cương Hoàng Sa xứ tối thị hiểm yếu”, nghĩa là “Cương giới mặt biển nước ta có xứ Hoàng Sa rất là hiểm yếu”; được chép trong sách Đại Nam thực lục (Quốc sử quán triều Nguyễn) - Bính Thân năm Minh Mạng thứ 17 (1836).
Nhà trưng bày Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải. Công trình mô phỏng kiến trúc truyền thống với bộ mái cùng trang trí kiểu thời Nguyễn, hoàn thành tháng 1/2010.
Nơi đây trưng bày những hiện vật, tài liệu tái hiện hoạt động của Hải đội Hoàng Sa kiêm quản Bắc Hải, cùng những hiện vật, tài liệu, hình ảnh liên quan đến quê hương Hải đội Hoàng Sa ở huyện đảo Lý Sơn cùng xã Tịnh Kỳ - huyện Sơn Tịnh và xã Bình Châu - huyện Bình Sơn; và những hình ảnh, tài liệu liên quan đến chủ quyền Hoàng Sa - Trường Sa của Việt Nam.
Mô hình thuyền câu dùng để đi biển của Đội Hoàng Sa (do nghệ nhân Võ Hiển Đạt - xã An Vĩnh, huyện Lý Sơn phục chế).
Khu vực trưng bày những hiện vật liên quan tới hoạt động của Đội Hoàng Sa, được đặt trang trọng ở gian chính giữa.
Bài vị những cai đội và những anh hùng Đội Hoàng Sa.
Linh vị thủy binh đội Hoàng Sa.
Bài gỗ khắc chữ “Năm Minh Mạng thứ 17, năm Bính Thân” (1836) do Chánh đội trưởng Phạm Hữu Nhật vâng mệnh triều đình đi ra Hoàng Sa lưu dấu để ghi nhớ (hiện vật phục chế).
Đôi chiếu và nẹp tre binh phu Hoàng Sa mang theo để đồng đội bó và nẹp xác thuỷ táng nếu hy sinh trên biển. Có 7 chiếc nẹp tre tượng trưng cho 7 vía của người đàn ông.
Thẻ tre để ghi tên họ, quê quán, đơn vị các binh phu Hoàng Sa mang theo. Mỗi người cũng có 7 thẻ tre. Thẻ tre sẽ được cài vào bó xác khi thủy táng.Thực tế, những binh phu Hoàng Sa khi thủy táng trôi trên biển không mấy người về được quê nhà, và số phận những thẻ tre cũng như vậy, đa phần tách khỏi thân chủ vì sóng gió biển khơi.
Thuyền lễ dùng trong Lễ Khao lề thế lính Hoàng Sa, để tiễn những binh phu Hoàng Sa đi làm nhiệm vụ. Trong lễ này, những hình nộm tượng trưng cho lính Hoàng Sa được thả trôi ra biển, để mong thế mạng cho người.
Lu dùng đựng nước ngọt của binh phu Hoàng Sa khi đi ra đảo.
Những dụng cụ nấu ăn của binh phu Hoàng Sa khi đi ra đảo.
Một góc trưng bày hình ảnh và tài liệu về chủ quyền của Việt
Ký ức về Hải đội Hoàng Sa mãi đọng trong tâm thức người dân Lý Sơn và cũng là niềm tự hào; là khát vọng; khẳng định chủ quyền của Việt