Duyên Dáng Việt Nam

“Nuôi con nghèo, dạy con giàu” cách giới siêu giàu dạy con khôn lớn

Cẩm Tú • 05-05-2020 • Lượt xem: 748
“Nuôi con nghèo, dạy con giàu” cách giới siêu giàu dạy con khôn lớn

Dù mức độ giàu có, nổi tiếng khác nhau nhưng Warrentbuffet, Bill Gates hay Guo Jingjing đều có chung một điểm là cách dạy con vô cùng khác biệt. Họ hiểu rằng vật chất không phải bàn đạp duy nhất giúp con thành công và hạnh phúc.

Tin, bài liên quan:
Chuyên gia bật mí 6 cách thổi bay cơn giận của trẻ nhỏ

Warrentbuffet: Cho con vừa đủ nhưng không quá nhiều

Buffett từng nói: “Hãy cho chúng (các con) vừa đủ để chúng có thể làm bất cứ điều gì chúng muốn, nhưng không quá nhiều để chúng chẳng muốn làm gì cả”.

Buffet cảm thấy rằng các mối quan hệ gia đình sẽ trong sạch hơn khi không bị sự lệ thuộc về tài chính làm cho méo mó. Ông cũng áp dụng suy nghĩ này trong nuôi dạy con. Ông mong muốn những người con của mình có một cuộc sống bình thường và tự lập.

Các con của Buffett đều đi học trường công (ngôi trường được chính phủ tài trợ học phí). Thậm chí, suốt thời niên thiếu, các con của ông đều đi làm thêm để kiếm tiền tiêu vặt vào những ngày nghỉ hè. Suốt những năm ấu thơ, các con của ông không biết chính xác cha mình làm nghề gì. Chỉ đến năm 20 tuổi các con của ông mới biết cha mình là một người siêu giàu.Một tuổi thơ bình thường, phải tự phấn đấu, nỗ lực đi lên bằng chính đôi chân của mình đã mở ra tương lai chắc chắn cho các con của ông.

Con gái lớn Susie là thư ký người hỗ trợ đắc lực cho cha. Howie, người con trai thứ hai, là giám đốc điều hành của tập đoàn Archer Danniels Midland, anh cũng sở hữu một trang trại để theo đuổi và thỏa mãn niềm đam mê trồng trọt của mình. Con trai út Peter xây dựng được một công ty sản xuất nhạc có tên là Independent Sound ở San Francisco. Tất cả họ đều hạnh phúc với công việc mà mình lựa chọn.

Với Buffett sự giàu có không chỉ là tiền, mà nó mang nhiều ý nghĩa hơn thế. Với ông, quá trình tìm kiếm sự thành công, giàu có bằng chính khả năng và sự nỗ lực của bản thân chính là môi trường tốt nhất để giúp con cái trưởng thành và hạnh phúc.

Bill Gates: “Để có được một cuộc sống tốt hơn, bạn phải dựa vào sự nỗ lực của chính bản thân mình”.

Jennifer là cô con gái đáng tự hào của Bill Gates. Bằng những nỗ lực của bản thân cô đã giành được một suất học bổng vào Đại học Stanford. Hiện tại cô là một vận động viên đua ngựa chuyên nghiệp, số tiền thưởng cô giành được trong các cuộc thi lên tới hàng triệu đô la.

Tưởng rằng là con gái của người đàn ông giàu nhất thế giới, cô sẽ được cung phụng như một nàng công chúa. Nhưng, với Jennifer thì người ta chỉ biết đến đó là một cô gái bình thường. Quần áo của Jennifer không có lấy một món đồ xa xỉ, hầu hết trong số đó đều là sản phẩm giá rẻ, tiện dụng.

Không giống những “cậu ấm, cô chiêu” khác, niềm vui của cô không dành cho những chiếc túi hàng hiệu, những bộ váy nghìn đô… mà là tham gia vào các hoạt động từ thiện. Một cô gái giản dị, giỏi thể thao thành tích học tập xuất sắc, quan tâm đến hoạt động xã hội… thật đáng để mọi người ngưỡng mộ.

Giống như Buffet, Bill Gates tin đã quyết định cho đi phần lớn tài sản của mình để giúp đỡ những người có hoàn cảnh khó khăn. Điều này có nghĩa là con cái của họ sẽ chỉ nhận được một phần nhỏ tài sản của cha. 

Không chỉ có vậy, Bill Gates còn không cho con được sử dụng điện thoại cho tới năm 14 tuổi và việc sử dụng máy tính mỗi ngày bị hạn chế. Ông cho rằng “Bạn nên biết rằng có rất ít thiên tài đạt được thành công nhờ vào các trò chơi điện tử trên điện thoại và máy tính. Tôi không biết có bao nhiêu triệu ông chủ luôn bận rộn và thường phó thác gia đình, con cái cho vợ. Dù bận rộn thế nào tôi cũng luôn dành thời gian cho con cái của mình”.

Tiền bạc và vật chất sẽ khiến những đứa trẻ tận hưởng sự giàu có của gia đình và không dám nghĩ, dám làm bất cứ thứ gì. Không vinh hoa phú quý nào tồn tại lâu dài nếu không dựa vào thực lực.Vững vàng nhất vẫn là đứng trên chính đôi chân của mình, hạnh phúc, thành công và sự thịnh vượng sẽ tự tìm đến.

Guo Jingjing “nữ hoàng lặn” của Trung Quốc: Dạy con cách trồng cây thay vì cho con ăn quả

Guo Jingjing được là cựu vận động viên lặn của Trung quốc, cô đã từng giành hai huy chương vàng tại Olympic năm 2004. Người Trung Quốc nhớ đến cô không chỉ với danh xưng “nữ hoàng lặn” mà còn ca ngợi cách dạy con đáng khâm phục của cô. Truyền thông Trung Quốc ưu ái cho rằng có một loại “giáo dục tuyệt vời tên là Guo Jingjing”.

Chồng của Guo Jingjing là Huo Qigang một doanh nhân thành đạt, sinh trưởng trong gia tộc bề thế. Tiền không thiếu nhưng cặp đôi rất chú trọng đến việc nuôi dưỡng nhận thức tiết kiệm của trẻ. Đầu tiên, họ cho con tham gia các hoạt động từ thiện từ sớm, và trải nghiệm niềm vui và niềm vui khi trao yêu thương. Thứ hai, nuôi dưỡng thói quen cho trẻ tham gia việc nhà để trải nghiệm lao động từ khi còn nhỏ. Thứ ba, trau dồi kỹ năng thực hành và kỹ năng nấu ăn của trẻ. Quần áo của con trai họ cũng đến từ các nhãn hiệu bình thường.

Guo Jingjing  cho rằng việc mở rộng tầm nhìn của trẻ em có nghĩa là cha mẹ đưa con cái đến những trải nghiệm đa dạng, thay vì trực tiếp cho con thừa hưởng thành tựu của cha mẹ. Đối với trẻ em, không những chúng không thể đánh giá sâu sắc giá trị của mọi thứ, mà chúng còn có thể dễ dàng trở nên kiêu ngạo.

Sinh ra trong gia đình giàu có là may mắn. Đây là điều mà nhiều người ghen tị. Nhưng được sinh ra đã ngậm thìa vàng chỉ là một khởi đầu. Mặc dù những đứa trẻ này có thể giành chiến thắng trong vạch xuất phát nhưng có được sự giáo dục đúng đắn mới thực sự quan trọng với chúng. Với sự giáo dục đúng đắn, đứa trẻ sẽ trở thành một người tốt trong tương lai. Nhưng nếu giáo dục không đúng đắn từ nhỏ, thế hệ giàu có thứ hai là vô dụng, và trong tương lai chắc chắn sẽ vẫn là một đứa trẻ.

Có thể thấy rằng sự làm giàu thực sự phải là sự phát triển toàn diện về sức khỏe đạo đức, trí tuệ, thể chất và tinh thần của trẻ em. Bởi vậy đừng nghĩ rằng cho con tiền, thật nhiều tiền là tốt nhất; hãy xem cách những người giàu dạy con họ như thế nào. Không phải ngẫu nhiên mà sự thịnh vượng được truyền từ thế hệ này sang thế hệ khác.