Duyên Dáng Việt Nam

Phụ nữ Việt Nam đối diện trước cuộc sống

GS. TS Thái Kim Lan • 22-10-2021 • Lượt xem: 912
Phụ nữ Việt Nam đối diện trước cuộc sống

Một trong những thành tựu lớn của văn minh thời hiện đại và hậu hiện đại chính là sự giải phóng phụ nữ trên quả địa cầu. Thế giới đã ghi nhận những thay đổi tích cực về vai trò và giá trị của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hôm nay...

Tin và bài liên quan: 

Thái Kim Lan: Tưởng niệm 100 năm Phạm Duy

Tưởng nhớ thầy Trần Văn Khê - Thiên tài Nhân ái

Qua Munich gặp cố đô - Tùy bút Nguyễn Văn Dũng

Nhớ Phùng Thăng, 'Câu chuyện dòng sông' và 'Kẻ lạ ở Thiên đường'

Theo chân nàng Kiều đến ngôi chùa 'Đoạn Trường Tân Thanh' Nguyễn Du

Nhà văn Jesús Rodríguez Castellano giới thiệu 'Vỉa Từ' bản tiếng Tây Ban Nha

Đức tính hy sinh, chịu đựng, tận tụy, tần tảo và trung kiên của người phụ nữ Việt Nam đã làm rúng động biết bao con tim. Mẹ Việt Nam đã trở nên một khái niệm cốt tủy của tâm tình Việt Nam từ muôn đời. Nhưng có lẽ khái niệm nào cũng chưa đủ để có thể giải bày hết những gian nan khổ ải mà mẹ đã trải qua suốt cả đời người.


Ra mắt tác phẩm "Huệ tím" gồm những sáng tác của nhà văn Hermann Hesse (Đức) do GSTS Thái Kim Lan (bên trái) chuyển ngữ. 

Mẹ Việt Nam gian khổ cay đắng hơn mọi ca ngợi vinh quang. Và đã là Mẹ thì không cần vinh quang, mẹ có thể đổi vinh quang để lấy đau khổ thay cho con. Bởi vì mẹ sống vì tình thương...

Tôi đến đây với một tâm trạng xúc động do những tin tức gần đây về số phận của người phụ nữ Việt Nam qua báo chí và bảng tổng kết giáo dục về dân số do Quỹ Dân Số Liên Hiệp Quốc UNFPA tài trợ và Bộ Giáo dục Đào tạo tổ chức. Những con số không vui cho thấy số phận của người phụ nữ ngày hôm nay vẫn còn là vấn nạn lớn cho xã hội Việt Nam trong thời đại toàn cầu hóa. Nếu người phụ nữ không tự mình và không được xã hội tạo điều kiện nâng đỡ thì nguy cơ toàn cầu hóa tiêu cực sẽ xảy ra cho phụ nữ Việt Nam, có thể thân phận của họ còn éo le hơn cả nàng Kiều.

Khi chúng ta biết rằng, một trong những thành tựu lớn của văn minh thời hiện đại và hậu hiện đại chính là sự giải phóng phụ nữ trên quả địa cầu. Thế giới đã ghi nhận những thay đổi tích cực về vai trò và giá trị của người phụ nữ Việt Nam trong xã hội hôm nay (Việt Nam là một trong những nước công nhận quyền bình đẳng nam nữ tiên tiến).

Người phụ nữ Việt Nam, nói như một người bạn Âu châu của tôi nhận xét, là biểu tượng quý giá nhất của đất nước Việt Nam. Sự cao quý ấy cần được đất nước và con người Việt Nam gìn giữ, bảo trọng, không thể phung phí như một món rẻ tiền.


Nhà văn Nguyễn Thị Hoàng (phải) và GS.TS Thái Kim Lan ở Huế. 

Trước tiên, người phụ nữ cần ý thức rõ hơn ai cả về ý nghĩa của cụm từ“là người phụ nữ Việt Nam” trong khung cảnh Việt Nam, trong điều kiện đạo đức xã hội Việt Nam, và nhất là trong điều kiện kinh tế thị trường hiện nay. Phụ nữ cần được tạo nhiều cơ hội trao đổi học hỏi, trong tấtcả các tầng lớp quần chúng, vượt ra khỏi mọi khuôn sáo đóng khung họ trong vai trò thụ động đã rỗng hết ý nghĩa; vượt ra khỏi những định chế, ngay cả định chế của Hội Phụ nữ… nếu Hội Phụ nữ cũng chỉ là một cái khung gây nên sự loại trừ những người không ở trong Hội Phụ nữ.

Chính Hội Phụ nữ cũng nên mở rộng cái vốn xã hội đã trở nên vốn đóng khung và khép kín đối với những tần lớp phụ nữ ngoài hội. Cần phải đến gầnhơn với thực trạng cụ thể của người phụ nữ, từ đó tìm ra những biệnpháp bảo đảm cho người phụ nữ có một cuộc sống xứng đáng “là người phụnữ” trong nghĩa không phân biệt nam nữ, giàu nghèo, sang hèn đồng thời vẫn “đẹp” trong bản chất phái tính của mình.

Tôi đã trải qua những phong trào giải phóng phụ nữ tại Âu châu, được chứng kiến sức mạnh cũng như giới hạn, chừng mực cũng như sự quá khích của nó. Thành quả khả quan của nó một phần lớn là do sự trưởng thành tư tưởng từ thời khai sáng và tinh thần tôn trọng dân chủ của cả hai giới tính.

Có thể nói vấn đề giải phóng phụ nữ đòi hỏi một tinh thần

dân chủ tự nguyện rất cao đến từ những người trong cuộc, trước hết từ cả bên nam giới và ngay cả những người phụ nữ.

Ta có thể đồng ý với một nhà khoa học xã hội, rằng: “làm đàn bà, có nghĩa là tạo được thế quân bình giữa đàn ông và đàn bà”, điều ấy cũng đúng cho nam giới, và ngay cả giữa nữ giới với nhau. Chỉ có thế quânbình qua lại giữa giá trị và vai trò của nam nữ trên mọi bình diện, bản chất và chức năng của người phụ nữ mới được bảo đảm.

Bản chất và chức năng cao quý của người phụ nữ Việt Nam từ nghìn xưa đã từng được ca ngợi trong văn chương. Đức tính hy sinh, chịu đựng, tận tụy tần tảo và trung kiên của người phụ nữ Việt Nam đã làm rúng động biết bao con tim. Mẹ Việt Nam đã trở nên một khái niệm cốt tủy của tâm tình Việt Nam từ muôn đời. Nhưng có lẽ khái niệm nào cũng chưa đủ để có thể giải bày hết những gian nan khổ ải mà mẹ đã trải qua suốt cả đời người. Mẹ Việt Nam gian khổ cay đắng hơn mọi ca ngợi vinhquang.

Và đã là Mẹ thì không cần vinh quang, mẹ có thể đổi vinh quang

để lấy đau khổ thay cho con. Bởi vì mẹ sống vì TÌNH THƯƠNG. Đây là kinh nghiệm về mẹ của tôi, nhưng có lẽ cũng là kinh nghiệm chung về mẹ của mọi người. Những người phụ nữ đã quên mình trong hy sinh và không đòi công bằng.

Tất cả những ca ngợi về sau đối với họ chỉ là ảo ảnh.

Ảo ảnh về đức tính người phụ nữ lắm khi bỏ quên thực trạng đắng cay mà người phụ nữ phải gánh chịu, bỏ quên những đôi vai còng vì gánh nặng,bỏ quên trẻ mồ côi, gái mãi dâm, phụ nữ bị lường gạt, phụ nữ bị bạc đãi từ tinh thần đến thể xác.

Chính những thực trạng này đánh thức năng khiếu bẩm sinh của người phụnữ: tình thương. Nếu không có tình thương không thể làm rung động con tim.

Chính vì tình thương, người phụ nữ mới động tâm để hành động.

Phải đi từ quan điểm tình thương để tìm đích hướng cho người phụ nữ.

Nhưng cũng chính tình thương lại là điểm yếu của người phụ nữ trong cuộc đời. Tình thương của người phụ nữ dễ bị lạm dụng và bóc lột tàn nhẫn, nhất là một khi xã hội bị tha hóa về đạo đức, niềm tin, về nhânbản và tình người. Và dĩ nhiên, cũng vì nghèo đói và nhất là không được khai hóa.

Cho nên khai hóa giáo dục là điểm tiên quyết cho người phụ nữ. Trong tiến trình toàn cầu hóa và trong trào lưu đổi mới xã hội hôm nay, người phụ nữ cần được nâng đỡ để trau dồi trí tuệ, phải được khai hóa trên bình diện tri thức, cần được hưởng những quy chế đào tạo đúng mức, để quân bình tình cảm và thực hiện tình thương trong sự can đảm sử dụng trí tuệ của chính mình. Trí tuệ quan trọng cho sự thực hiện đúng đắn, không làm sai lạc tình thương, như chính Đức Phật đã chỉ cho ta con đường thực hiện giải phóng: Bi - Trí - Dũng.


Ra mắt triển lãm áo dài Nam ở Huế. 

Khai triển trí tuệ là triển khai bình đẳng và dân chủ, phá mọi phân biệt đối xử và ngu dân.

Người phụ nữ có thừa tình thương của người xiếu mẫu (Bi), người phụ nữ có đủ can đảm để sẵn sàng hy sinh (Dũng), và người phụ nữ có thừa thông minh để học được những nghề nghiệp xứng đáng, cải thiện đời sống vật chất và đi đến tự lập đối với nam giới (Trí)

Trong tiến trình giải phóng phụ nữ tại Âu châu, hiện nay có quan điểm cho rằng, nam giới là những người thua cuộc ở nhiều điểm, và điểm nổi bật nhất là trên thị trường lao động, trong lúc số phụ nữ đi làm tăng lên bằng với tỷ lệ nam giới bị giảm xống, khuynh hướng nam giới thay chức nội trợ cho phụ nữ càng ngày càng rõ rệt.

Điều này cho thấy, sự cải thiện đời sống và chức năng của người phụ nữ chỉ có thể thực hiện thực sự khi có sự tương trợ của người khác phái cũng như cùng phái, đồng thời xã hội sống là môi trường căn bản để sự khai hóa được nẩy mầm.

Giáo dục khai sáng trong tình thương và tôn trọng nhân phẩm người phụ nữ là điều kiện không thể bỏ qua hay xem khinh trong cuộc sống hiện đại.


GS.TS Thái Kim Lan tại Viện Triết học - Hà Nội. (Ảnh: NVCC)

Trên đây là một vài suy tư tổng quát về vấn đề của Hội thảo. Riêng về kinh nghiệm cá nhân của một người phụ nữ du học và lập nghiệp ở nước ngoài, tình trạng như của tôi như người xiếc đi trên giây. Trong những lúc hiểm nghèo thập tử nhất sinh - về phương diện tinh thần hơn là vật chất - tôi đã có cơ may là người Phật tử dấn thân. Với tư cách là người hành nghề dạy học, tôi có thể truyền đạt nếp tư tưởng và đạo đức cao đẹp Đông phương cho người Đức, và như thế đã làm giàu thêm nguồn cảm hứng tâm linh cho người cùng chung sống. Làm mẹ, tôi đã bước đầu tập cho con cái tình thương bằng cách niệm Phật với con, và như thế, vừa được giáo dục trong môi trường “khai sáng” của nước Đức, đồng thời con gái tôi không bao giờ xa cách với bà ngoại, với cha mẹ, với bà con, anh chị em... Và dù khi có xa nhau nghìn vạn dặm, chúng tôi vẫn ngầm biết qua tiếng niệm Phật ở hai nơi cách biệt rằng mẹ đang rất gần với con và con rất gần mẹ. Gắn kết của tình thương.

------

(*)Tham luận tại một hội thảo về Phụ nữ do báo Sài gòn Tiếp thị tổ chức.

GS.TS Thái Kim Lan