ĐỜI SỐNG

Sứa tím quý hiếm trôi dạt vào bờ biển

Kim Ngân • 17-12-2019 • Lượt xem: 2078
Sứa tím quý hiếm trôi dạt vào bờ biển

Một con sứa tím khổng lồ, cực kỳ quý hiếm, trông giống người ngoài hành tinh vừa dạt vào bãi biển ở Vịnh Byron, bang New South Wales, Australia. Nhiều khả năng, đây là sứa vương miện, loài sứa lớn, có thể ăn tảo, tôm và trứng động vật.

Tin, bài liên quan:

Phát hiện gà 4 chân quý hiếm có giá gần 87 triệu đồng

Cá heo hồng quý hiếm xuất hiện tại Thái Lan

Hàng loạt cá voi mắc cạn, chết bí ẩn

Hình ảnh của con sứa khổng lồ được đăng trên trang mạng xã hội của Cộng đồng vịnh Byron cho thấy con sứa có cơ thể hình vòm sinh độc đáo, màu tím rực rỡ và có phần sần sùi dày đặc trên đỉnh đuôi lượn sóng. Trong khi một số người khen ngợi vẻ đẹp của con sứa, thì một số khác lại lo ngại nó rất nguy hiểm.

Màu tím rực rỡ của con sứa cũng gây ra nhiều tranh luận trái chiều. "Con sứa thật đẹp, nhưng có lẽ sẽ giết chết bạn", một cư dân mạng bình luận. Trong khi một phụ nữ lại cho rằng đây là hậu quả của việc “ai đó đổ chất hóa học ra biển”.

Nhà nghiên cứu sinh vật phù du Julian Uribe-Palomino từ Tổ chức nghiên cứu khoa học và công nghiệp (CSIRO) cho biết ông nghĩ rằng đó là một loài sứa vương miện, hay sứa súp lơ được biết đến với tên khoa học Cephea cephea, mặc dù cần phải kiểm tra để khẳng định chắc chắn. Stephen Kizable, chuyên gia nghiên cứu động vật không xương sống biển của Viện bảo tàng Úc cũng đồng ý rằng đó có thể là một con sứa vương miện.

Sứa vương miện thường có ở các đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương và vùng biển Đại Tây Dương

Nó còn được gọi là sứa súp lơ là loài sứa lớn, màu xanh tím, đường kính lên tới 60cm, có hình dáng giống chiếc vương miện. Nó bắt được con mồi siêu nhỏ với các ngón đốt phía sau tỏa ra khi bơi. Tuy nhiên, chúng không nguy hiểm với con người. Sứa vương miện thường được tìm thấy ở các đại dương Ấn Độ và Thái Bình Dương, Biển Đỏ, Đông Đại Tây Dương và vùng biển Đại Tây Dương ngoài khơi Tây Phi và rất hiếm khi trôi dạt vào bờ. Ông Uribe-Palomino nói: "Động vật sống ở vùng nước mở thường không được quan sát, trừ khi chúng bị cuốn trôi trên bãi biển vì gió mạnh hoặc dòng hải lưu". Nó còn được xem như một món ngon ở Trung Quốc và Nhật Bản.

(Theo Daily Mail)