VĂN HÓA

Trẻ em nông thôn và thành phố đón trung thu ra sao?

Bông • 17-09-2020 • Lượt xem: 2767
Trẻ em nông thôn và thành phố đón trung thu ra sao?

Tết trung thu hay còn gọi là “Tết thiếu nhi’’, đây được xem là một trong những ngày tết truyền thống lớn nhất trong năm. Vào ngày này, trẻ em khắp mọi miền tổ quốc được tổ chức vui chơi, tham gia các hoạt động do các vùng miền tổ chức với những bản sắc và phong tục riêng. Chính vì thế đã tạo nên sự khác biệt giữa trung thu ở nông thôn và thành phố.

Tết trung thu được diễn ra vào ngày 15/8( Âm lịch). Đây là dịp để các bé có cơ hội vui chơi, được thỏa thích bay nhảy với tuổi thơ hồn nhiên của mình. Các bé sẽ được người lớn tặng quà, sẽ được dẫn đi rước đèn đêm trăng sáng, xem múa lân và ngắm trăng, mơ màng đến thế giới thần tiên của chú Cuội và chị Hằng. Tuy nhiên do nhu cầu cuộc sống và đặc thù công việc mà trẻ em ở nông thôn và thành phố sẽ được đón trung thu khác nhau.

Trung thu trong niềm háo hức của trẻ em nông thôn

               Rước đèn đem trung thu của trẻ em nông thôn. Ảnh: internet.

Niềm rạo rực, mong chờ trung thu đến của trẻ em nông thôn đã bắt đầu từ ngay những ngày đầu tháng tám âm lịch. Khoảng thời gian này cho đến khi trung thu được diễn ra, không khí chuẩn bị đã diễn ra rộn ràng, náo nhiệt trong tâm trạng vui tươi, mong đợi của biết bao bạn nhỏ. Vào những ngày này, mỗi thôn sẽ phải chuẩn bị một số tiết mục văn nghệ, múa hát hay biểu diễn kịch và sẽ được tổ chức tập trung biểu diễn vào tối 14/8 âm lịch tại nhà văn hóa xã. Chính vì vậy mà mỗi đứa trẻ ở đây luôn háo hức khi mùa trung thu tới.

Sau giờ ăn tối, các em nhỏ trong xóm sẽ gọi nhau tới nhà văn hóa thôn để tập văn nghệ và hồi hộp chờ tới ngày biểu diễn. Bên cạnh đó, dưới sự hướng dẫn của các anh chị đoàn viên, các em còn tự tay mình làm những chiếc đèn trung thu năm cánh, đủ màu sắc, lộng lẫy sắc màu cho đêm phá cỗ. Trước đêm trung thu vài ngày, những chiếc cổng trại cũng được các em thiết kế, dựng lên. Đa số các cổng trại đã có khung sẵn được tận dụng lại từ các năm trước.

Mỗi thôn sẽ làm mới bằng cách dán giấy, hoa cắt thủ công hay dây kim tuyến, ruy băng nhiều màu sắc và treo thêm nhiều đèn cho sáng. Thế rồi, vui nhất là đêm phá cỗ trung thu, tối 14 hoạt động văn nghệ diễn ra sôi nổi tại nhà văn hóa xã. Dưới ánh trăng thu và những chiếc đèn lộng lẫy bừng sáng, âm thanh rộn rã với những ca từ của lứa tuổi thiếu nhi đã chuẩn bị từ trước đó, gồm múa, hát, đóng kịch, làm thơ,..Hội diễn văn nghệ là một phần quan trọng nhất mà mỗi dịp trung thu ở nông thôn đều có và ngày càng được tổ chức bài bản hơn. Các em được cùng nhau chơi trò chơi, xem biểu diễn văn nghệ, được thỏa sức vui chơi, ăn các loại bánh kẹo khác nhau.

          Những chiếc đèn ông sao đẹ lung linh trong đem trung thu. Ảnh: internet.

Đây cũng là lúc trẻ em được nông thôn được người lớn quan tâm hơn bao giờ hết. Bố mẹ của các em cũng chung tay vào việc tổ chức một mùa trung thu thật ý nghĩa cho con em mình. Trước một tuần diễn ra trung thu các bậc phụ huynh trong xóm đã họp bàn về việc tổ chức mâm cỗ cho các em, phân công nhau công việc, có năm thì là mâm cỗ hoa quả, có năm hông xôi và làm tiệc mặn cho các em.

Trung thu trong niềm vui của trẻ em thành phố

Nếu như ở nông thôn, trẻ em có một không gian trung thu đúng nghĩa với đèn ông sao, trại thu, các tiết mục văn nghệ cùng mâm cỗ trông trăng... Thì tại các thành phố đa số trẻ em sẽ được ông bà, bố mẹ dẫn đến các trung tâm thương mại mua sắm, ngắm phố đèn lông. Vì thế, ngày tết trung thu của trẻ em thành phố không còn mang hương vị truyền thống.

                   Không khí trung thu ở thành phố. Ảnh: internet.

Người ta chỉ cảm nhận được trung thu khi có các gian hàng bày bán các loại bánh trung thu với các thương hiệu khác nhau. Ở thành phố, có những con đường bày bán đen trung thu khác nhau mà người ta gọi là phố đèn lồng. Nếu ở nông thôn trẻ em được cảm nhận không khí của trung thu từ rất sớm thì trẻ em ở thành phố chỉ biết đến trung thu khi được bố mẹ dẫn ra khu vui chơi trẻ em, ngắm lồng đèn, xem múa lân và thưởng thức chiếc bánh trung thu được bố mẹ mua cho hay được tặng.

                           Phố đèn lồng dịp trung thu tới. Ảnh: internet.

 Vào đêm trung thu, các con đường ngập tràn người qua lại, đường phố đông đúc, lồng đèn nhuộm rực các con phố đặc trưng của trung thu, các tiệm bánh trung thu cũng trở nên hộn nhịp hơn bao giờ hết. Không chỉ vậy mà việc ngắm trăng của trẻ em thành phố cũng khó khăn do sự xuất hiện của nhiều cao ốc, tòa nhà cao tầng... trẻ em phải đi chơi trung thu giữa phố xá đông nghẹt, ồn ào và náo nhiệt. Điều đó làm trẻ em dần lãng quên đi những câu chuyện về chị Hằng và chú Cuội.

  Dù là ở nông thôn hay thành phố thì trung thu cũng là dịp để trẻ em được thỏa thích vui, thả hồn mình vào thế giới thần tiên của chú Cuội và chị Hằng. Đây cũng là dịp để người lớn quan tâm tới các bé nhiều hơn và mọi người cùng trong gia đình quây quần bên mâm cỗ trung thu. Vì vậy trung thu mang một ý nghĩa thật lớn lao.