ĐỜI SỐNG

Trẻ tiếp thu chậm - Thay vì lo lắng, cha mẹ nên làm gì?

Thành Nhân • 21-07-2023 • Lượt xem: 1337
Trẻ tiếp thu chậm - Thay vì lo lắng, cha mẹ nên làm gì?

Mỗi đứa trẻ đều có những tiềm năng riêng của chúng. Trên thực tế, không có đứa trẻ nào thực sự... chậm, chỉ là tốc độ của chúng khác nhau. Là cha mẹ, thầy cô giáo, việc quan sát và giải mã quá trình tiếp nhận kiến thức cũng như học tập đối với những trẻ được tạm cho là chậm hơn so với các bạn cần một lộ trình khoa học và đúng đắn nhất.

Đặt mục tiêu rõ ràng

Đối với thầy cô, nên xác định mục tiêu học tập cụ thể và rõ ràng cho học sinh. Điều này giúp trẻ biết mục tiêu của mình và tập trung vào những khía cạnh quan trọng để nắm bắt kiến thức.

Khi xác định mục tiêu rõ ràng, giáo viên cần tập trung vào các yếu tố sau:

- Xác định mục tiêu học tập cụ thể, rõ ràng và đo lường được là một bước quan trọng. Hãy xác định rõ những gì học sinh cần biết, hiểu và làm được sau mỗi bài học hoặc chương trình học.

- Hiểu rõ nhu cầu và khả năng của từng học sinh là điều quan trọng để đặt mục tiêu học tập phù hợp. Một số học sinh có thể cần thời gian hơn để tiếp thu và hiểu bài học, trong khi những học sinh khác có thể tiếp thu nhanh hơn.

- Chia mục tiêu thành các cấp độ khác nhau để giúp học sinh tiếp thu chậm có thể tiến bộ từng bước một. Điều này giúp họ cảm thấy tự tin khi đạt được từng mục tiêu nhỏ và tiến gần hơn đến mục tiêu lớn.

- Tránh sử dụng ngôn ngữ phức tạp và khó hiểu. Thay vào đó, giảng dạy bằng cách sử dụng ngôn ngữ đơn giản, rõ ràng và dễ hiểu để giúp học sinh dễ dàng tiếp thu thông tin.

- Đảm bảo rằng hướng dẫn và chỉ dẫn cho từng bài học là rõ ràng và dễ hiểu. Cung cấp ví dụ cụ thể và minh họa cho từng khái niệm giúp học sinh hình dung và hiểu rõ hơn về chủ đề đang học.

- Khi giảng dạy, tạo liên kết giữa kiến thức mới và kiến thức cũ mà học sinh đã nắm bắt trước đó. Điều này giúp học sinh dễ dàng tiếp thu kiến thức mới hơn và hiểu được tầm quan trọng của nó.

- Khuyến khích tư duy sáng tạo và khám phá của học sinh bằng cách đặt câu hỏi và yêu cầu họ tìm hiểu thêm về chủ đề đang học.

Tạo ra môi trường học tập thoải mái cho trẻ

Tạo ra môi trường học tập thoải mái và hỗ trợ là yếu tố quan trọng giúp học sinh tiếp thu chậm tăng cường sự tự tin và hiệu quả trong việc học tập. Đối với những em nhỏ học chậm, cha mẹ cũng như giáo viên cần tạo cơ hội cho học sinh thảo luận với nhau và tham gia vào các hoạt động nhóm. Khuyến khích các em chia sẻ ý kiến, đặt câu hỏi và tìm hiểu từ nhau. Điều này giúp trẻ cảm thấy thoải mái và tự tin hơn trong việc thể hiện suy nghĩ và ý kiến của mình.

Không gian học tập thoải mái, rộng rãi và mát mẻ cũng là yếu tố ngoại cảnh đối với việc tiếp thu kiến thức ở trẻ. Việc sắp xếp sách vở, đồ dùng học tập ngăn nắp tạo cho trẻ thói quen nền nếp và nghiêm túc trong học tập.  Một yếu tố vô cùng quan trọng là sử dụng mô hình, đồ họa và hình ảnh để trực quan hóa kiến thức giúp học sinh dễ dàng tiếp thu và hiểu bài học.

Nhiều chuyên gia đưa ra lời khuyên giáo viên nên tạo không gian tự do từ áp lực để đảm bảo rằng học sinh không cảm thấy áp lực phải cạnh tranh hoặc so sánh với nhau. Không chỉ dạy học trên cơ sở so sánh điểm số hay kỳ vọng, mà tập trung vào việc khích lệ các em phát triển và tiến bộ theo tiến độ cá nhân.

Thường những học trò yếu kém về lực học so với các bạn trong lớp sẽ có tâm lý nặng nề hoặc tự ti, chính vì vậy sự tinh tế của người thầy được thể hiện sâu sắc trong việc tạo môi trường tôn trọng và công bằng cho tất cả học sinh, bất kể khả năng học tập của các bé có ra sao. Khuyến khích học sinh thể hiện ý kiến, ý tưởng và đóng góp riêng của riêng mình. Nhiều giáo viên giỏi còn khuyến khích học sinh thử nghiệm và sai lầm trong quá trình học tập. Từ đó tạo ra môi trường học tập khiến trẻ cảm thấy không sợ thất bại và có thể học từ những sai lầm.

Nhưng hơn hết, người thầy luôn biết khích lệ học trò và lắng que, quan sát học sinh của mình giúp trẻ thấy ấm áp và tự tin trong suốt quá trình học tập của mình.

Con học chậm, cha mẹ không nên quá lo lắng

Không phải đứa trẻ nào đến tuổi đi học đều có thể bắt nhịp với việc truyền thụ tri thức của thầy, cô giáo cũng như ý thức được vai trò, nhiệm vụ của việc học tập. Có những trẻ tiếp thu rất chậm khiến cha mẹ luôn đau đầu.

Tuy nhiên, thay vì xấu hổ, tức giận khi con có kết quả học tập chưa tốt, điều mà cha mẹ cần làm đó là kiên nhẫn, ân cần chỉ dạy để giúp trẻ tiếp thu chậm phát huy tối đa tiềm năng và thế mạnh thực sự của mình.

Điều này có thể đạt được bằng cách:

- Kiên trì và sử dụng nhiều phương pháp: Trẻ chậm tiếp thu và dễ quên có thể cần sự kiên nhẫn và nhắc lại nhiều lần hơn. Việc sử dụng nhiều phương pháp dạy học khác nhau, cũng như kết hợp học tập trong thời gian vui chơi sẽ giúp trẻ hiểu bài tốt hơn.

- Kiên nhẫn và quan sát: Dạy trẻ chậm tiếp thu cần sự quan sát để hiểu được cách trẻ học tập và hiểu bài. Tuyệt đối không nên gây áp lực, quát tháo trẻ khi trẻ gặp khó khăn. Thay vào đó, hãy lắng nghe và hỗ trợ trẻ nhẹ nhàng.

- Không bao bọc quá mức: Không nên cho rằng trẻ là một đứa trẻ "tiếp thu chậm" vì điều này có thể tạo ra sự tự giới hạn và làm trẻ cảm thấy không tự tin. Hãy tạo điều kiện và hỗ trợ trẻ tự mình đạt được những mục tiêu học tập.

- Dành thời gian và quan tâm: Dành thời gian để tương tác và hỗ trợ trẻ trong quá trình học tập. Nếu không thể ở bên trẻ nhiều, hãy tạo thời gian để tương tác và thúc đẩy trẻ học tập thông qua các hoạt động thú vị và học tập tự nhiên.