VĂN HÓA

Vì sao lệnh cấm múa lân tại Indonesia kéo dài tới tận ba thập kỷ?

Bá Phúc • 26-01-2023 • Lượt xem: 1171
Vì sao lệnh cấm múa lân tại Indonesia kéo dài tới tận ba thập kỷ?

Hai đoàn bao gồm Rồng Đỏ và Trắng đang tập tành, hoàn thiện các bài nhảy chuẩn bị cho những buổi biểu diễn trở lại trong dịp Tết Nguyên đán 2023, sau lệnh cấm 30 năm tại Indonesia.

Lệnh cấm múa lân qua nhiều thập kỷ

Một số đoàn lân sư rồng tại Indonesia cho biết, bộ môn nghệ thuật truyền thống được khôi phục trở lại sau 30 năm bị cấm tại Indonesia, bởi nhờ chủ yếu vào chính người dân địa phương ở đây.

Theo như người dân Indonesia, công việc múa lân sư rồng hay còn được biết đến nhiều hơn với cái tên là Barongsai. Thực ra, cái tên này ban đầu xuất phát từ truyền thống Trung Quốc, sau đó dần phổ biến tại Indonesia, và nâng tầm thu hút nhiều người xem ở mọi tầng lớp xã hội và sắc tộc.

Hiện tại, những người biểu diễn lân sư rồng tại Indonesia, phần đông là người địa phương thay vì là người Trung Quốc hoặc người có dòng máu lai gốc Hoa. Chỉ có ở đoàn Rồng Đỏ và Trắng, hiện đã thu nạp thêm 2 người gốc Hoa, qua đó nâng tổng số thành viên trong đoàn lên 40 người.

Theo hệ thống lịch sử, vào năm 1960, dưới thời tổng thống Indonesia Suharto, ông đã ban hành lệnh cấm hoạt động lân sư rồng và tất cả các hoạt động liên quan đến Trung Quốc.

Lệnh cấm múa lân tại Indonesia bắt đầu vào năm 1960, bởi lệnh của tổng thống đương nhiệm Suharto (Hình ảnh: Internet)

Và mãi cho đến 1998, Suharto từ chức, nhường quyền kế nhiệm cho tổng thống Abdurrahman Wahid, thì các đoàn hội lân sư rồng tại đất nước Indonesia mới được phép biểu diễn lại đúng vào dịp Tết Nguyên Đán 2000, tức sau 30 năm tại vị của tổng thống Suharto.

Phó tổng thư ký liên đoàn Múa lân Indonesia (FOBI), ông Himawan cho biết, sau khi lệnh cấm ban hành, hầu hết tất cả đội lân sư rồng đều bị giải tán. Chỉ cò một số đội âm thầm tập luyện và trình diễn lén lút trước sự kiểm soát chặt chẽ của chính phủ.  Nhưng sau khi lệnh cấm được gỡ bỏ, thì đột nhiên những câu lạc bộ múa lân bắt đầu nổi lên nhanh chóng. Họ trình diễn khắp mọi nơi, từ các trung tâm thương mại, tiệc tùng, lễ cưới và kể cả sinh nhật.

Một giáo viên dạy múa lân sư rồng, người Indonesia gốc Hoa, Adi cho biết, vào những năm đầu 2000, là giai đoạn khó khăn, khi ông vừa phải xây dựng lại câu lạc bộ, cũng như vừa chạy khắp nơi để mua lại những chiếc đầu lân, sư cũ. Ông Adi cho biết thêm, để hồi sinh lại bộ môn nghệ thuật này sau nhiều thập kỷ không phải là điều dễ dàng. Bởi gần như ở Indonesia, không còn ai tập luyện vào thời đó, kể cả những chiếc đầu lân, sư cũng dần biến mất hoàn toàn.

Một bộ phận người gốc Hoa ngừng theo đuổi bộ môn múa lân

Cũng trong thời điểm đó, nhiều người gốc Hoa cũng bắt đầu giảm sự hứng thú của mình đối với bộ môn nghệ thuật lân sư rồng. Theo lời ông Adi, trung bình mỗi năm, nhóm ông đều tuyển thêm ít người mới, nhưng hầu hết các tân binh không phải là người gốc Hoa. Mặc dù, ông đã cố thuyết phục họ tham gia trở lại.

Theo một trong những người sáng lập Rồng Đỏ và Trắng, Guntur Santoso cho biết, ước tính khoảng 80 – 90% số thành viên trong đoàn lân sư rồng ở Indonesia, không phải là người gốc Hoa. Tuy nhiên, vấn đề này vẫn không hề ảnh hưởng tiêu cực đến việc duy trì truyền thống cho bộ môn nghệ thuật này.

Ông Himawan hiện đang kêu gọi người gốc Hoa quay trở lại với nghệ thuật múa lân (Hình ảnh: Internet)

Và hiện tại, Phó tổng thư ký liên đoàn Múa lân Indonesia (FOBI), ông Himawan đang lên chiến dịch kêu gọi cộng đồng người gốc Hoa quay trở lại với loại hình nghệ thuật này. Ông nhấn mạnh, các đoàn múa lân tại đất nước ông đang rất cần sự hỗ trợ từ cộng đồng người Hoa, nhằm góp phần duy trì bản sắc nghệ thuật múa lân, không chỉ ở đất nước Indonesia mà còn trong hệ thống các nước thuộc Đông Nam Á, trong đó có Trung Quốc.