Duyên Dáng Việt Nam

10 thực phẩm quen thuộc chứa độc tố nguy hiểm mà bạn nên biết

TN • 17-02-2021 • Lượt xem: 1603
10 thực phẩm quen thuộc chứa độc tố nguy hiểm mà bạn nên biết

Trong tự nhiên có rất nhiều loại thực phẩm chứa nhiều loại độc tố nguy hiểm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sức khỏe của con người. Rất nhiều trong số đó thường xuyên vô tình được sử dụng trong những bữa ăn gia đình hằng ngày. Nếu không có hiểu biết chính xác và đầy đủ khi chế biến thì những loại thực phẩm quen thuộc này có thể gây ra nhiều hậu quả nghiêm trọng đến sức khỏe của bản thân và cả gia đình.

Tin, bài đọc thêm:
Những thực phẩm tốt cho sức khỏe tinh thần

Bảo quản thực phẩm đúng cách, chuyện tưởng dễ mà khó

Đậu xanh 
Trong đậu xanh tươi thường chứa một lượng lớn các chất saponin hay phytohemagglutinin, đây đều là những chất độc có thể khiến người ăn mắc phải tình trạng chóng mặt và đau đầu. Một số trường hợp nặng còn khiến người ăn nôn mửa và đau bụng, ảnh hưởng lớn đến sức khỏe. 
Để giảm nguy cơ bị ngộ độc, khi sử dụng các bạn cần chế biến đậu xanh một cách kỹ càng. Cách tốt nhất là rửa thật sạch với nước và nấu chín kỹ cho đến khi mùi đậu tươi và màu xanh ngọc biến mất. 

Mầm của củ khoai tây
Những củ khoai tây để lâu không sử dụng thường sẽ chuyển sang màu xanh và xuất hiện hiện tượng mọc mầm. Nhiều người thường không để tâm đến mầm khoai tây, tuy nhiên đây lại là một mối hiểm họa vô cùng lớn đối với người sử dụng, bởi trong thân và lá, đặc biệt là mầm khoai tây có chứa một lượng lớn chất độc nguy hiểm tên là glycoalkaloid. Khi cơ thể hấp thu phải hợp chất này sẽ dẫn đến tình trạng ngộ độc với các triệu chứng như tiêu chảy, chuột rút, đau đầu thậm chí là tử vong nếu sử dụng với liều lượng quá lớn. 

Sứa biển
Là một loại không xương sống và thường được chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn như bún sứa hay gỏi sứa. Tuy nhiên, tùy vào thời điểm trong năm mà sứa có thể chứa nhiều độc tố gây nguy hiểm đến sức khỏe con người. Ngoài những độc tố có thể gây dị ứng bỏng rát khi tiếp xúc, bên trong sứa cũng tích tụ nhiều chất gây hại. Chính vì vậy, để an toàn cần chế biến sứa một cách kỹ lưỡng với muối và phèn để loại bỏ được hoàn toàn độc tố.  

Măng tre
Xyanua là một độc tố vô cùng nguy hiểm và măng - một thực phẩm phổ biến lại chứa chất này. Với hàm lượng thấp, xyanua trong măng có thể giảm đi khi được tiếp xúc với nước. Chính vì vậy, khi chế biến măng, các bạn nên ngâm măng nhiều giờ trong nước, rửa kỹ và luộc qua để tránh bị ngộ độc. Đặc biệt, đối với măng chua trong quá trình ngâm xyanua đôi khi sẽ được kết hợp với các enzyme biến đổi thành một số chất gây ngộ độc cho người dùng. 

Cá trắm
Được biết đến là một thực phẩm phổ biến và có thể chế biến thành nhiều món ăn hấp dẫn, tuy nhiên cá trắm nếu không được chế biến đúng cách có thể gây ngộ độc cho người dùng. Đặc biệt, trong mật cá trắm có chứa một loại độc tố mạnh là alcool, chất này có thể gây xuất huyết và tổn thương đa tạng. Nếu không loại bỏ mật cá trắm trong quá trình chế biến, người ăn sẽ gặp phải những triệu chứng ngộ độc như nôn mửa, mệt mỏi, đau bụng và tiêu chảy. 

Hạt điều
Hạt điều thô chứa một lượng độc tố urushiol, chất này có thể gây ra ngộ độc cho người ăn. Nếu hấp thụ một lượng lớn chất độc này có thể dẫn đến tình trạng tử vong. Để ngăn chặn tình trạng này, trong quá trình lựa chọn để sử dụng các bạn nên đảm bảo hạt điều thô đã được xử lý bằng phương pháp hấp. 

Sắn (khoai mì)
Sắn cũng là một loại thực phẩm có chứa hàm lượng xyanua đủ để gây ngộ độc cho con người khi ăn. Nếu không được chế biến kỹ, người dùng sắn sẽ gặp phải tình trạng nôn mửa, đau đầu, chóng mặt. Để loại bỏ xyanua, thông thường người ta thường ngâm và rửa kỹ sắn ở trong nước. Để đảm bảo ăn toàn trong quá trình sử dụng, k
hi luộc sắn mọi người nên mở nắp nồi để giúp lượng xyanua bay hơi ra ngoài.

Đậu đỏ
Là một thực phẩm phổ biến và được sử dụng trong nhiều bữa ăn hiện nay, tuy nhiên đậu đỏ lại mang trong mình những độc tố khá nguy hiểm và có thể gây ra ngộ độc cho người dùng. Lượng chất lectin - một chất độc có thể gây ra tình trạng nôn mửa nghiêm trọng nếu hấp thụ quá nhiều. Tuy nhiên, lượng độc tố lectin có trong đậu đỏ khá thấp và có thể bị loại bỏ bằng cách nấu chín. Chính vì vậy, để đảm bảo an toàn đậu đỏ nên được luộc chín ở nhiệt độ 100 độ C. 

Cà chua
Cà chua được coi là một loại rau củ quả phổ biến, được rất nhiều người ưa chuộng trong những bữa ăn hằng ngày. Bên cạnh những lợi ích đối với sức khỏe thì cuống và lá cà chua lại có chứa một loại độc tố gây hại đến đường ruột là glycoalkaloid. Chính vì vậy, việc sơ chế cà chua một cách kỹ càng trước khi chế biến sẽ vô cùng cần thiết để tránh các trường hợp bị ngộ độc khi sử dụng.

Hạt anh đào, mơ, táo
Trong hạt của những loại quả như táo, anh đào hay mơ đều chứa một lượng độc tố gây hại, đặc biệt là cyanide. Đặc biệt lượng độc tố trong hạt anh đào có thể ảnh hưởng đến tính mạng của một người trưởng thành. Tuy nhiên, trường hợp này chỉ xảy ra khi bạn cắn vỡ loại hạt này.