Duyên Dáng Việt Nam

20 cách giúp bạn thoát khỏi xu hướng “thời trang nhanh” đang gây lãng phí (Phần 1)

Đan Tâm • 20-07-2020 • Lượt xem: 7241
20 cách giúp bạn thoát khỏi xu hướng “thời trang nhanh” đang gây lãng phí (Phần 1)

Theo khảo sát, có dưới 2% công nhân làm việc trong ngành công nghiệp quần áo được trả lương xứng đáng - nhiều người trong chúng ta lại chất đầy tủ quần áo bằng những trang phục không bao giờ mặc tới. Và dưới đây là những cách chúng tôi gợi ý mọi người nên làm để phá vỡ ‘vòng lặp’ này.

Bài xem thêm:

Vì sao hãng thời trang thiết kế vest cho các Tổng thống Mỹ có tuổi đời hơn 200 năm phá sản?

Black lives Matter - sự lên tiếng của những thương hiệu thời trang

Thời trang nhanh (hay còn được gọi là thời trang “ăn liền” – fast fashion) là thuật ngữ được sử dụng để mô tả những trang phục bắt kịp xu hướng nhanh chóng. Thời trang nhanh cho phép người tiêu dùng mua quần áo hợp thời với giá cả phải chăng. Tuy nhiên, chạy theo xu hướng đồng nghĩa với việc một người sẽ mua rất nhiều quần áo mà chỉ mặc trong thời gian ngắn bởi xu hướng thời trang luôn thay đổi với tốc độ chóng mặt.

Thời trang không chỉ là một trong những ngành công nghiệp lãng phí và gây ô nhiễm nhất thế giới mà còn là một trong những ngành khai thác nhiều tài nguyên nhất. Như đã nói ở trên, hầu hết công nhân trong ngành công nghiệp quần áo đều rất chật vật để tồn tại trong tình trạng nghèo đói. Họ chính là những người phải trả phí tổn để chúng ta được hưởng thụ sự tiện lợi, thoải mái cũng như các lựa chọn phong phú trong việc mua sắm. 

Văn hóa hauls tạo ra rất nhiều tốn kém không cần thiết

Mặc dù từ 'hưởng thụ' sẽ gây nên nhiều tranh cãi nhưng hãy suy nghĩ trung thực với bản thân. Vài tháng ‘cách ly xã hội’ vừa qua đã cho chúng ta khoảng dừng để không mua thêm quần áo. Văn hóa hauls (mua sắm 1 lượng lớn đồ mỹ phẩm/ quần áo/ đồ gia dụng trong cùng 1 lần mua) có làm cho chúng ta hạnh phúc hơn không? Chúng có bao giờ làm chúng ta vui sướng? Guồng quay không ngừng của các xu hướng gây ra rất nhiều sự mệt mỏi và không có dịp nào tốt hơn lúc này để thay đổi các ưu tiên của bạn.
Tuy vậy, không có giải pháp nào phù hợp cho tất cả mọi người - chúng ta có những lối sống khác nhau, thị hiếu khác nhau và thứ tự ưu tiên khác nhau. Trong khi một số người tin rằng cách duy nhất để ăn mặc thông minh và tiết kiệm là chi tiền vào một bộ quần áo đắt đỏ rồi mặc nó mỗi ngày, thì có rất nhiều giải pháp khác.
Như Paul Simon đã hát, 'hẳn phải có 50 cách để rời xa người yêu của bạn'. Dưới đây là 20 cách để loại bỏ “thời trang nhanh” để có phong cách sống chậm hơn, tiết kiệm hơn.

1. Dọn dẹp tủ đồ


 Đừng để tủ quần áo biến thành một đống hỗn độn

Điều này nghe có vẻ trái ngược, nhưng không ai có thể tận dụng tối đa quần áo của họ nếu họ phải vật lộn với một “biển quần áo” nhàu nát mỗi sáng. Tủ quần áo là để thực hiện việc kiểm soát một cách thường xuyên tất cả những thứ mà bạn đang có, để bạn biết chính xác những gì bạn cần và những gì không. Thêm vào đó, bạn sẽ tìm thấy “kho báu” – những ‘bộ cánh’ mà bạn đã quên béng là mình đã mua nó. Như nhóm chiến dịch toàn cầu Fashion Revolution (Cách mạng thời trang) đã nhắc nhở chúng ta, “thứ quần áo bền vững nhất là thứ đã có sẵn trong tủ quần áo của bạn”.

2. Học nhiều cách phối đồ đa dạng


Biết cách phối đồ sẽ giúp bạn như có thêm nhiều bộ quần áo mới


Không ai quy định ‘diện đồ’ chỉ dành cho các thanh - thiếu niên tuổi teen cả. Biết cách kết hợp những bộ quần áo sẵn có không chỉ ngăn được sự ứ đọng trong tủ quần áo mà còn là một cách để nhắc nhở bạn có rất nhiều lựa chọn. Hầu hết mọi người chỉ mặc 20% số đồ trong tủ quần áo của họ trong 80% thời gian. Nghiên cứu cho thấy việc kéo dài tuổi thọ của quần áo chỉ trong chín tháng có thể giảm tới 30% lượng khí carbon, nước và chất thải. Vì vậy, hãy dành một buổi tối để thử nghiệm các kết hợp khác nhau cũng như thành thạo các thủ thuật tạo kiểu mới cho quần áo. Mặc váy với quần jean, áo sơ mi với váy hay dùng khăn quàng cổ như thắt lưng,... biết cách mặc khác từ một trang phục sẽ giúp bạn như có thêm những món đồ mới mà không cần mua thêm. 

3. Học hỏi từ những sai lầm 

Hãy học cách từ chối sự hấp dẫn của việc “mua hàng ăn liền”

Sà soát lại từng món đồ trong tủ quần áo của bạn và tự vấn: “Tôi đã mặc cái này bao nhiêu lần rồi?” Nếu câu trả lời là một chữ số, hãy hỏi tại sao. Có phải là vì màu sắc? Hình dáng? Độ dài? Chất vải khiến bạn đổ mồ hôi như tắm? Bạn đã mua nó cho dành cho một dịp không bao giờ tới hoặc nó thuộc một phong cách không phải bạn ? Đó có phải là món đồ bạn mua do cảm xúc chi phối, khi bất an, buồn bã hay chán nản? Tìm hiểu để xác định những yếu tố tác động đến việc mua sắm của bạn và mọi việc sẽ trở nên dễ dàng hơn nhiều để chống lại sự hấp dẫn của việc “mua đồ ăn liền”.

4. Mặc lại một bộ với sự tự tin


Mặc một bộ đồ nhiều lần không phải là điều đáng xấu hổ

Một nghiên cứu của Barnardo cho thấy 33% phụ nữ thời nay gắn mác ‘đồ cũ’ cho quần áo sau ba lần mặc. Năm 2019, những người mua sắm ở Anh đã chi khoảng 2,7 tỷ bảng Anh cho thứ trang phục mà họ chỉ mặc một lần. Chúng ta đang dần xem quần áo là mặt hàng dùng một lần. Hãy cứ mặc lại một bộ đồ nhiều lần, không có gì phải xấu hổ. Những chiếc váy của bạn xứng đáng được ra ngoài tủ thêm nhiều lần nữa.

5. Lập mục tiêu #30Wears (#30Lầnmặc)

Một bộ đồ chỉ nên được mua nếu nó sẽ được mặc ít nhất 30 lần

Quy tắc #30Wears được đặt ra bởi Livia Firth, người sáng lập công ty tư vấn sự bền vững Eco-Age. Đây là một chuẩn mực để giúp bạn đưa ra những lựa chọn sáng suốt hơn. Trước khi mua bất cứ thứ gì, hãy hỏi: tôi sẽ mặc cái này ít nhất 30 lần? Nếu câu trả lời là không thì đừng mua!

6. Giữ gìn cẩn thận

Hãy “đối xử tử tế” với trang phục 

Như Joan Crawford đã từng khuyên: Chăm sóc quần áo của bạn như những người bạn tốt. Vì vậy, hãy dành nhiều thời gian hơn để sắp xếp quần áo của bạn, treo chúng lên vào cuối ngày (nhưng đừng treo bằng móc dây) và nếu bàn ủi đứng là “kẻ thù” của bạn, hãy xem xét việc đầu tư vào bàn ủi cầm tay. Bên cạnh đó, nếu có không gian, hãy cất quần áo mùa đông và mùa hè riêng biệt. Nó sẽ giúp ngăn chặn suy nghĩ thường gặp “Mùa mới đến rồi, phải mua sắm thôi”. 

7. Mượn đồ

 Hãy mượn đồ nếu chỉ cần mặc nó vài lần trong đời

Nếu bạn biết bạn không thể mặc một món đồ nhiều hơn một lần, đừng mua nó - hãy mượn nó, cho dù đó là từ một người bạn hào phóng hay một dịch vụ cho thuê. Ví dụ như những dịp chỉ có một lần trong đời như đám cưới, prom tốt nghiệp, lễ trưởng thành,…

8. Mua đồ secondhand

Đồ cũ vừa thỏa mãn nhu cầu mua sắm vừa tiết kiệm chi phí

Nếu luật “cấm mua sắm” có vẻ quá khó khăn cho bạn, hãy thử phương pháp nhẹ nhàng hơn. Trước khi mua bất cứ thứ gì mới, hãy cố gắng tìm phiên bản đồ cũ của nó trước. Điều này có thể bao gồm việc lục lọi trong một cửa hàng từ thiện, cửa hàng vintage hoặc các trang web bán đồ cũ như Chotot, Chodocu, Thanhlydocu,… hay thậm chí là mượn một cái gì đó tương tự từ một người bạn. Nếu tất cả chúng ta dùng đồ đã qua sử dụng thường xuyên hơn, nhu cầu sản xuất quần áo mới có thể được giảm thiểu.

9. Tự may

Rất nhiều hướng dẫn trực tuyến trên Internet có thể giúp bạn tự may quần áo cho mình 

Cách tốt nhất để thấu hiểu được công sức phải bỏ ra khi chế tạo một món đồ? Hãy tự mình làm. Các hãng như John Lewis và Hobbycraft đều báo cáo doanh số bán máy may tăng vọt trong thời gian cách ly xã hội COVID-19. Với những người chưa bao giờ xâu kim, các lớp học online của Tilly Walnes hay AKA Tilly and the Buttons sẽ giúp bạn từ những bước nhỏ nhất. 


10. Thiết kế mới

Chỉ bằng việc đơn giản như cắt ngắn đi một chiếc áo cũng tạo được làn gió mới cho trang phục

Ngay cả khi bạn không có ý định tự may váy, bạn vẫn có thể mở rộng tủ quần áo của mình chỉ với một vài hướng dẫn trên YouTube và bộ dụng cụ may cơ bản. Quần áo đôi khi bị vứt bỏ vì những lý do nhỏ nhặt, chẳng hạn như đường viền cổ áo không thẳng hoặc nhãn hiệu bị trầy xước,…. Học một vài kỹ năng cơ bản và bạn có thể thay thế các nút cúc và khóa kéo, thậm chí vá lại đáy quần đã mòn của chiếc quần jean yêu thích nhất của bạn. Các món đồ không cần phải trông hoàn hảo – bởi các vết rách và lỗ hổng đang là phong cách thiết kế được ưa chuộng.

Nguồn: The Guardian