Duyên Dáng Việt Nam

5 thói quen giúp phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa

Phạm Trang • 19-08-2020 • Lượt xem: 517
5 thói quen giúp phòng ngừa cảm cúm lúc giao mùa

Khoảng thời gian của sự thay đổi các mùa trong năm thời tiết thường diễn ra thất thường, nhiệt độ tăng giảm đột ngột khiến cơ thể không thích nghi kịp. Đây cũng là thời điểm cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể gây ra các bệnh về đường hô hấp, tim mạch, viêm phổi... Đặc biệt những người có hệ miễn dịch yếu, sức đề kháng kém lại càng thuận lợi cho virus tấn công gây ra các triệu chứng cảm cúm.

Tin, bài liên quan

Mách bạn cách đánh bay cảm cúm bằng 'thuốc' có sẵn trong nhà
Chữa cảm cúm bằng một số món sau

Bệnh cảm cúm thường xuất hiện ở trẻ nhỏ, người cao tuổi, phụ nữ mang thai vì sức đề kháng của họ yếu hơn so với người bình thường. Triệu chứng cúm tương tự như cảm nhưng trầm trọng hơn rất nhiều, diễn biến rất nhanh, dồn dập và thay đổi liên tục. Cúm thường kéo dài khoảng 1-2 tuần, đôi khi còn gây mệt mỏi kéo dài tới 2-3 tuần. Vậy làm sao để ngăn ngừa những cơn cảm cúm giao mùa khó chịu này? Dưới đây là 5 thói quen bạn nên thường xuyên thực hiện để ngăn ngừa cảm cúm hiệu quả:

Uống nhiều nước

Nước chiếm khoảng 70% trọng lượng cơ thể con người và có vai trò quan trọng đối với quá trình trao đổi chất. Uống nhiều nước mỗi ngày sẽ giúp bạn giữ nước cho cơ thể, đào thải độc tố gây hại ra ngoài, ngăn ngừa các loại vi khuẩn xâm nhập. Theo lời khuyên của các nhà chuyên gia, khi bị cúm bạn nên uống nhiều nước. Bạn có thể uống nước lọc, nước hoa quả, cháo, súp... đặc biệt là nước ấm. Việc này sẽ giúp cho việc khơi thông sự tắc nghẽn của mũi, làm cho bạn dễ thở hơn.

Rửa tay thường xuyên

Trong quá trình lao động và tiếp xúc hàng ngày, đôi tay chứa rất nhiều vi khuẩn. Việc vệ sinh tay thường xuyên là biện pháp hiệu quả nhất để bảo vệ chính bản thân bạn và những người xung quanh. Hơn nữa, lúc bạn bị ốm chức năng của hệ miễn dịch suy yếu nghiêm trọng. Vì thế, rửa tay thường xuyên sẽ giúp ngăn ngừa các virut mới xâm nhập vào cơ thể. Bạn nên rửa tay thật sạch trước và sau khi cầm nắm thức ăn, ngay cả khi chưa phát bệnh.

Tập thể dục đều đặn

Tập thể dục thường xuyên không chỉ giúp bạn kiểm soát cân nặng, cải thiện huyết áp mà còn ngăn chặn sự xuất hiện của bệnh. Hoạt động thể chất thường xuyên sẽ giúp làm nóng cơ thể đồng thời lưu thông máu tránh được triệu chứng mệt mỏi. Nhiều nghiên cứu đã cho thấy thể dục cải thiện chức năng đề kháng cho cơ thể con người Tập thể dục thường xuyên giúp tăng cường hệ thống miễn dịch của bạn, hỗ trợ cơ thể chống lại các mầm bệnh, hạn chế cảm cúm và phục chồi nhanh chóng. Bạn có thể chọn tập các bài thể dục ở cường độ vừa phải như: Chạy bộ, đi bộ, yoga…

Ngủ đủ giấc

Giấc ngủ có vai trò rất quan trọng đối với sức khỏe con người. Một nghiên cứu lớn kéo dài 2 tuần đã theo dõi sự phát triển của bệnh cảm lạnh sau khi cho những người tham gia tiếp xúc với virus gây bệnh. Nghiên cứu này phát hiện ra rằng những người ngủ ít hơn 7 giờ mỗi đêm có sự nhạy cảm với virus cao gấp 3 lần so với những người ngủ đủ 7-8 giờ. Trong lúc ngủ cơ thể bạn sẽ giải phóng các hormon và các hợp chất giúp duy trì hệ thống miễn dịch, giảm nguy cơ mắc bệnh. Theo nghiên cứu, những người chỉ ngủ từ 4-5 tiếng mỗi đêm có hệ thống miễn dịch yếu, sức khỏe xấu. Vì vậy, mất ngủ hoặc ngủ quá ít đều ảnh hưởng tới sức khỏe. Khi bạn mất ngủ, các tế bào trong cơ thể không kịp phục hồi sau một ngày làm việc mệt mỏi. Sức đề kháng của cơ thể giảm, làm bạn dễ nhiễm bệnh. Do đó bạn hãy ngủ ít nhất 7 tiếng một ngày.

Giữ ấm cơ thể

Nhiệt độ cơ thể càng cao thì khả năng chống lại virus của hệ miễn dịch càng lớn. Nhiệt độ thấp sẽ làm cho các lớp tế bào biểu mô yếu hơn, tạo kẽ hở cho virus và vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể nhanh hơn. Vì vậy phải luôn giữ ấm cơ thể, đặc biệt khi ra đường. Nên chọn những quần áo có chất vải len mỏng hoặc catton vì chúng vừa thấm hút mồ hôi, vừa có khả năng giữ ấm cho cơ thể. Đặc biệt, bạn phải luôn giữ ấm cho đôi chân, điều này rất quan trọng vì bàn chân giúp chúng ta giữ nhiệt độ ổn định cho cơ thể.