Nhiều người chỉ ăn những món ăn họ ưa thích mà bỏ qua những lời khuyên về chế độ dinh dưỡng khoa học và hợp lý, dẫn đến ảnh hưởng xấu tới sức khỏe của chính bản thân.
Tin, bài liên quan:
6 loại thực phẩm giúp bạn "đánh bay" nỗi lo cận thị
Nguy cơ tiềm ẩn từ 5 loại thực phẩm để qua đêm
Dưới đây là những thói quen ăn uống có thể gây hại cho sức khỏe mà một số người chưa biết.
Không ăn rau xanh và trái cây tươi
Rau quả xanh chứa nhiều vitamin A, C và các chất xơ giúp hỗ trợ tiêu hóa, đào thải chất độc hại và tăng sức đề kháng cho cơ thể. Theo lời khuyên của Viện Dinh dưỡng, mỗi người cần đưa vào cơ thể khoảng 400 gram rau quả để giảm nguy cơ mắc các bệnh như ung thư đại trực tràng, ung thư vú…
Uống nước từng ngụm nhỏ để cơ thể dễ hấp thu – Nguồn: saigondance.vn
Ăn uống thất thường
Một số người chỉ ăn no vào bữa tối trong khi bữa sáng là bữa quan trọng nhất trong ngày. Mặt khác, họ cũng không ăn đúng giờ hoặc ăn qua loa vì quá bận rộn. Thói quen ăn uống thất thường này khiến cơ thể không được cung cấp đủ chất dinh dưỡng. Về lâu dài, họ có thể bị đau dạ dày, thậm chí bị ung thư dạ dày.
Uống trà pha đặc sau khi ăn
Uống trà pha đặc ngay sau khi ăn làm loãng dịch vị trong dạ dày, cản trở việc hấp thu sắt của cơ thể. Các chất tannin có trong trà sẽ kết hợp với protein (trứng, cá, thịt, sữa…) tạo thành chất kết tủa, tạo sỏi và những chất cặn khó tiêu, làm ảnh hưởng quá trình tiêu hóa thức ăn. Tuy nhiên, mỗi người có thể uống nước lọc hoặc trà hoa cúc sau bữa cơm khoảng 30 – 40 phút.
Thói quen tốt là nên ăn cơm xong rồi mới uống canh - Nguồn: dehp.vn
Uống ít nước
Nước là thành phần chiếm 75% trong cơ thể con người. Uống ít nước có thể làm ảnh hưởng đến quá trình lưu thông máu, trao đổi chất và bài tiết của cơ thể. Nó cũng là nguyên nhân gián tiếp dẫn tới các bệnh ung thư gan, ung thư tiền liệt tuyến… Mọi người nên uống khoảng 1,5 – 2 lít nước trong một ngày để đảm bảo lượng nước cần thiết cho cơ thể.
Lấy hoa quả làm bữa ăn chính
Rau quả chứa các loại vitamin cần thiết cho cơ thể và được chế biến thành nhiều món ăn ngon. Tuy nhiên, cơ thể cần cung cấp một lượng đủ các protein để có năng lượng hoat động và làm việc. Vì vậy, mỗi người không nên lấy hoa quả làm bữa ăn chính mà có thể làm thức ăn vặt. Một số người muốn ăn kiêng thì nên gặp bác sĩ để nhờ tư vấn chế độ ăn uống hợp lý và khoa học hơn.
Ăn thức ăn quá nóng có thể gây bỏng rát thực quản – Nguồn: dulichdaiduong.vn
Chan canh vào cơm để ăn
Người Việt thường có thói quen chan canh vào cơm để có thể dễ ăn, dễ nuốt vào thời tiết nắng nóng. Tuy nhiên, nước và thức ăn được đưa vào dạ dày cùng lúc có thể gây loãng dịch vị và làm chậm quá trình tiêu hóa. Bên cạnh đó, dạ dày buộc phải co bóp nhiều hơn để tiêu hóa vì thức ăn chưa được nghiền nát và nhai kỹ. Đây có thể là nguyên nhân gây tổn thương niêm mạc dạ dày, làm tăng nguy cơ ung thư dạ dày, khiến cơ thể bị táo bón, đầy hơi.
Ăn thức ăn quá nóng
Một số người có sở thích ăn các món ăn nóng hôi hổi như: mì cay, phở bò, lẩu… Thế nhưng, sở thích ăn uống này có thể làm thực quản của nhiều người trở nên bỏng rát, lở loét, thậm chí gây ung thư thực quản. Thực quản chỉ có thể tiếp nhận nhiệt độ thức ăn tối đa trong khoảng 50 - 60 độ C, tốt nhất là 40 độ C.