Duyên Dáng Việt Nam

Bật mí về cách giúp bạn tiết kiệm mua nhà trong 5 năm

Cẩm Tú • 03-07-2020 • Lượt xem: 490
Bật mí về cách giúp bạn tiết kiệm mua nhà trong 5 năm

Tiết kiệm không phải là điều dễ dàng ngay cả khi bạn độc thân, không vướng bận. Khi đã kết hôn và có gia đình, tiết kiệm trở thành một thách thức đối với nhiều người. Đặc biệt là khi mục đích tiết kiệm của bạn là để mua tài sản lớn như nhà ở cho cả gia đình. 

Bài xem thêm:

Học cách tiết kiệm tiền từ những người giàu nhất thế giới

3 ứng dụng giúp bạn thiết lập ngân sách chi tiêu tiết kiệm

Cuộc sống tại thành phố khá khó khán, chật vật. Chi phí sinh hoạt hàng ngày, tiền học hành, những chuyến du lịch hàng năm, tai nạn bất ngờ… là những trở ngại ngăn khiến bạn trăn trở, bao giờ mới có một nơi an cư?  

Cách giải quyết tốt nhất là lập một kế hoạch nhỏ và đặt ra các mục tiêu tài chính. Việc lập kế hoạch chi tiêu, đặt ra các khoản ưu tiên tiết kiệm giúp bạn kiểm soát chi tiêu tiết kiệm cho những mục tiêu lớn như mua nhà, mua xe..., thậm chí để dành được một khoản tiền cho các kỳ nghỉ hay nuông chiều những sở thích cá nhân. 

Có rất nhiều thứ phải chi tiêu, vì thế để không lâm vào cảnh lạm chi cần phải biết nên ưu tiên chi cho điều gì trước.

Ưu tiên 1: Chuẩn bị cho những điều bất ngờ

Nguyên tắc đầu tiên là luôn dành một khoản đề dự phòng cho những rủi ro bất ngờ. Bạn có thể tạm gọi là quỹ khẩn cấp. Chúng ta không thể biết điều gì có thể xảy ra: bệnh tật, tai nạn, bị sa thải bất ngờ, ly hôn… Trong những trường hợp này bạn dễ rơi vào cảnh bị động tài chính nếu không có sự chuẩn bị từ trước.

Đó là lý do tại sao việc dành tiền cho các trường hợp khẩn cấp là rất quan trọng . Vậy, tiết kiệm bao nhiêu cho quỹ này thì đủ? Các chuyên gia khuyên rằng nên để dành một khoản tiền trong quỹ khẩn cấp cho các gia đình đủ để trang trải chi phí từ sáu đến chín tháng. 

Tuy nhiên, nếu bạn, vợ/ chồng bạn tự làm chủ hoặc thu nhập không ổn định, hãy xem xét tiết kiệm nhiều hơn nữa. Những tháng thu nhập nhiều, tiết kiệm nhiều; tháng nào thu nhập ít thì tiết kiệm ít. Không nhất thiết hàng tháng phải để một khoản tiền cố định nếu thu nhập không cho phép.

Ưu tiên 2: Ưu tiên cho các mục tiêu dài hạn theo thứ tự

Chuẩn bị cho cuộc sống sau khi nghỉ hưu là việc làm của những người khôn ngoan. Khi đặt mục tiêu tài chính, các chuyên gia khuyên rằng, nên tiết kiệm cho nghỉ hưu hơn là tiết kiệm cho giáo dục của con bạn.

Hiện nay, thực hiện chính sách của nhà nước, rất nhiều ngân hàng  đã ra mắt sản phẩm vay vốn cho sinh viên hỗ trợ chi trả học phí và các khoản cần thiết khác, điển hình là ngân hàng A... (Vì mang tính chất hỗ trợ nên lãi suất dành cho các bạn sinh viên thường khá thấp. Mức lãi suất thường được áp dụng là 0.6%/tháng. Ngân hàng cũng áp dụng chính sách phạt, lãi suất nợ quá hạn được tính bằng 130% lãi suất khi cho vay. Trong khi lãi suất quá hạn thường là 150%. Tuy nhiên, bạn không phải trả tiền gốc và lãi trong thời hạn phát tiền vay. Lãi tiền vay sẽ được tính từ khi bạn nhận món vay đầu tiên)

Bởi vậy, bạn có thể yên tâm một chút vì các con sẽ được hỗ trợ từ các khoản vay để hoàn thành chương trình học. Trong khi đó, không có khoản vay ưu đãi nào cho người nghỉ hưu. Vì vậy, hãy xem xét đóng góp càng nhiều càng tốt cho quỹ hưu trí và tận dụng chính sách phúc lợi của công ty bạn đang đang làm việc.

Tiết kiệm giáo dục đứng thứ hai. Sau đó tiết kiệm cho học phí đại học của con bạn . Bạn có thể cân nhắc đăng ký một gói bảo hiểm an sinh giáo dục cho con. Đây là một khoản tiền đảm bảo cho con ngay cả khi cha, mẹ không may không còn khả năng đóng góp. Bên cạnh các quyền lợi học vấn và bảo vệ rủi ro, bảo hiểm an sinh giáo dục còn mang đến lãi chia định kỳ theo kết quả kinh doanh của công ty. Cha mẹ có thể nhận lãi hàng kỳ hoặc giữ lại để nhận khí đáo hạn hợp đồng.

Sau đó, xem xét các mục tiêu dài hạn khác.

Một mối quan tâm tài chính chung của gia đình là chăm sóc cha mẹ già. Nếu bạn có cha mẹ cần chăm sóc, thậm chí cha mẹ không có lương hưu, để dành một khoản tiết kiệm để lo lắng cho cha mẹ khi ốm đau là điều cần thiết.

Ưu tiên 3: Mục tiêu năm năm 

Đặt ra cho mình một cột mốc làm động lực phấn đấu. Ví dụ: 5 năm tới sẽ mua được nhà, xe, một chuyến du lịch cho cả gia đình… Bạn và gia đình muốn đạt được điều gì trong thời gian ngắn? Hãy tìm chiến lược tiết kiệm đúng. Bạn có thể mở một tài khoản tiết kiệm dành riêng cho từng hạng mục tại ngân hàng. Làm điều này giúp bạn tập trung vào việc đáp ứng từng mục tiêu. Đóng góp hàng tuần hoặc hàng tháng vào quỹ này sau khi đã đóng góp cho những khoản ưu tiên. Lập kế hoạch để thực hiện các mục tiêu ngắn hạn của bạn bằng cách sử dụng công cụ tính toán của các ngân hàng.  Hiện nay, có rất nhiều ngân hàng ở Việt Nam cung cấp dịch vụ này.

Bạn không bao giờ biết những gì có thể xảy ra hoặc những mục tiêu tiết kiệm gia đình mới có thể phát sinh. Lập kế hoạch dài hạn và tiết kiệm trong thời gian ngắn đảm bảo bạn đã chuẩn bị cho mọi thứ theo cách của bạn.