Tết Đoan ngọ (5/5 âm lịch) là một trong những ngày Tết đặc biệt theo quan niệm xa xưa của người Việt được duy trì đến nay. Theo truyền thống, mâm cúng ngày Tết Đoan ngọ không thể thiếu trái cây (vải, mận), bánh ú tro, rượu nếp...
Dân gian có truyền thuyết vào một mùa vụ nọ, nông dân trúng mùa, cây trái trĩu quả. Tuy nhiên, không biết từ đâu sâu bọ lại kéo đến dày đặc, ăn hết cây trái trong vườn. Đang đau đầu, không biết làm cách nào để giải quyết được hết số sâu bọ này thì bỗng nhiên một ông lão tên Đôi Truân xuất hiện. Ông đã hướng dẫn người dân lập đàn cúng với lễ vật đơn giản, chỉ gồm bánh tro, trái cây. Cúng xong rồi, người dân cùng nhau ra trước nhà vận động cơ thể. Chỉ vậy thôi mà sâu bọ bỏ đi hết thật, chẳng còn con nào ở lại.
Bánh ú tro không thể thiếu trong ngày Tết Đoan ngọ
Ông Đôi Truân giải thích, đây chính là mùa sâu bọ mạnh và hung hăng nhất, mỗi năm cứ làm theo lời ông dặn thì sẽ diệt được hết sâu bọ. Từ đó, dân gian vẫn hay gọi ngày này là Tết diệt sâu bọ hay Tết Đoan ngọ và cúng vào giữa giờ Ngọ (canh giờ từ 11 giờ sáng đến 1 giờ chiều).
Mâm lễ cúng gia tiên ngày Tết Đoan Ngọ gồm: Hương, hoa, vàng mã; Nước; Rượu nếp; Bánh trôi nước, bánh ú, Các loại hoa quả, Mận, Hồng xiêm, Dưa hấu, Vải, Chuối…Và một bó xương rồng, khuynh diệp... treo trước cửa nhà với quan niệm ngăn tà.
Mâm cúng Tết Đoan ngọ tùy theo mỗi gia đình nhưng không thể thiếu bánh ú tro, cơm rượu, trái cây
Người dân đi chợ mua một bó treo trước cửa gồm xương rồng, khuynh diệp, ngũ trảo