Duyên Dáng Việt Nam

Hoa hậu Quốc tế Toàn cầu 2019 diện quốc phục từ tranh hàng Trống

Y Diệp • 27-08-2019 • Lượt xem: 2281
Hoa hậu Quốc tế Toàn cầu 2019 diện quốc phục từ tranh hàng Trống

Nguyễn Mỹ Huyền vừa xuất sắc giành ngôi vị cao nhất trong đêm chung kết cuộc thi Miss International Globe 2019 (Hoa hậu quốc tế toàn cầu) diễn ra tối 24/8 tại thủ đô Kuala Lumpur, Malaysia. Người đẹp Bạc Liêu gây ấn tượng với bộ quốc phục được lấy ý tưởng từ bức tranh dân gian “Lý ngư vọng nguyệt” hay còn gọi là “Cá chép trong trăng” thuộc dòng tranh Hàng Trống, một trong những dòng tranh dân gian Việt Nam. Bộ quốc phục do NTK trẻ Trương Hoàng Kỳ Anh thực hiện.

 

Tin, bài liên quan:

"Vùng đất chín rồng" vào top 3 quốc phục cho Hoàng Thùy thi Miss Universe 2019

Hà Anh thẳng thừng chê ba quốc phục của Hoàng Thùy xấu

Nét trẻ trung và trí tuệ trong quốc phục Việt Nam tại Miss International 2018

Điều đặc biệt của Tân hoa hậu Lương Thùy Linh gây bất ngờ

Theo chia sẻ của nhà thiết kế Trương Hoàng Kỳ Anh, hình ảnh cá chép và một số hoa văn dân gian được đưa vào bộ quốc phục với mong muốn đem lại vận may cho người mặc. Nhờ có ánh trăng sáng soi đường chỉ lối, cá chép đã chọn được hướng đi đúng và vượt vũ môn hoá rồng.

 

 

Quốc phục được thiết kế với tông màu chủ đạo là đen, vàng đồng và đỏ. Màu đen kết hợp với vàng đồng mang tới sự sang trọng, quyền quý và mạnh mẽ. Tông đỏ không chỉ trở thành điểm nhấn cho trang phục mà theo quan niệm của người châu Á nó còn có ý nghĩa may mắn.

Bộ quốc phục mà Mỹ Huyền diện có sự kết hợp giữa văn hóa Đông và Tây. Phần Đông thể hiện cách sử dụng màu sắc, họa tiết trên trang phục và phụ kiện đi kèm. Còn phần Tây được thể hiện rõ rệt ở form dáng, những chi tiết cắt xẻ.

Phụ kiện kèm theo trang phục được lấy cảm hứng từ triều Nguyễn. Đặc biệt là chiếc nón được lấy ý tưởng từ nón chóp của vua Khải Định. Tuy nhiên, form dáng của chiếc nón đã được điều chỉnh lại để phù hợp với thời đại hiện giờ.

 

Một phụ kiện đi kèm nữa cũng gây chú ý là chiếc quạt lông cán đứng dài với thiết kế được mượn từ hình tượng quạt lông thế kỷ 19 -20. Phần lông được làm từ lông ngỗng, gắn thêm lông công kết hợp với một số hạt đá thể hiện sự quyền quý.

Photo: Ngô Viết Đại Dương