VĂN HÓA

'Kho báu' sau vết nứt được người đàn ông phát hiện khi cải tạo lại căn nhà cũ

Diễm Chi • 09-09-2023 • Lượt xem: 1932
'Kho báu' sau vết nứt được người đàn ông phát hiện khi cải tạo lại căn nhà cũ

Không ai có thể tin rằng đến một lúc nào đó bản thân có thể có đủ may mắn để tìm gặp một kho báu. Câu chuyện tưởng như chẳng thể tồn tại lại xảy ra với David Whitcomb khi anh mua một căn nhà trị giá 100.000 USD và quyết định cải tạo lại nó.

Xem thêm:

Tái đấu sau 14 năm: Cuộc đua vận chuyển dữ liệu giữa chim bồ câu và mạng Internet

Với những dự định phát triển công việc lâu dài trong tương lai, tháng 12 năm 2020, luật sư David Whitcomb đã quyết định sử dụng số tiền 100.000 USD (tương ứng 2,4 tỷ đồng) để mua một căn hộ ở Garena, bang New York, Mỹ làm văn phòng làm việc.

Tại thời điểm luật sư David quyết định mua nhà, có thể nói, căn nhà đã có dấu hiệu cũ kỹ và xuống cấp nghiêm trọng. Chính vì vậy, anh quyết định sẽ cải tạo lại nó.

Chia sẻ về những dự định ban đầu, David cũng cho biết thêm, căn nhà có 3 tầng, nhưng anh sẽ chỉ sử dụng hai tầng để làm văn phòng, tầng ba sẽ được để trống vì đã rất lâu rồi chưa có người sử dụng.

Đối với người luật sư, vì được sở hữu căn nhà với một mức giá hời nên anh cũng không dành quá nhiều sự quan tâm và kiểm tra xem liệu ngôi nhà có gác mái không. Cho đến khi một người thợ điện đến giúp David kiểm tra đường điện và thay bóng đèn, họ mới phát hiện ra một khu vực trần nhà có dấu hiệu bị nứt và dường như có ván sàn phía bên trên. Cũng nhờ sự việc này David mới nhận ra ngôi nhà của mình còn có một căn gác mái ở trên cùng.

Tương tự với hầu hết tất cả mọi người, ban đầu, David Whitcomb chỉ cho rằng đây là một căn gác mái cũ bình thường và không có gì quá đặc biệt, chia sẻ với Foxnews, anh tâm sự. Đến khi thật sự kiểm tra, mọi thứ dường như đưa anh đi từ ngạc nhiên này đến ngạc nhiên khác. Ban đầu, anh có thể xác định căn gác mái thực chất là một studio dùng để chụp ảnh, tuy nhiên, dựa trên những giấy tờ tìm được tại nơi đây, một sự thật bất ngờ được hé lộ khi đây chính là nơi thuộc về nhiếp ảnh gia James Ellery Hale.

Luật sư David Whitcomb và "kho báu" được anh vô tình phát hiện sau khi tiến hành cải tạo căn nhà cũ.

Căn gác mái từng là nơi làm việc của nhiếp ảnh gia cũng lưu lại hơn 1000 món đồ cổ giá trị, trong đó, không thể không kể đến các thiết bị, máy ảnh, đồ nội thất trang trí,... 

Mọi người đều hy vọng bản thân có thể tìm thấy kho báu vào một ngày nào đó trong tương lai. Tuy nhiên, tôi lại không thể tin vào sự thật rằng mình đã tìm ra, luật sư David Whitcomb nói. Bởi lẽ, không riêng gì một nhiếp ảnh gia, mà đối với David hay tất cả mọi người, những tác phẩm mà nhiếp ảnh gia James Ellery Hale để lại chính là một kho báu thực thụ. 

Sau những ngày tháng miệt mài cống hiến cho nghệ thuật, giờ đây, người nhiếp ảnh gia để lại một “gia tài” ảnh chân dùng của nhiều nhân vật trong thế kỷ XX, đặc biệt là bức chân dung quý giá của Susan B.Anthony.

Tác phẩm chân dung của Susan B.Anthony được nhiếp ảnh gia James Ellery Hale thực hiện vài tháng trước khi bà qua đời vào năm 1906. Sơ lược về Susan B.Anthony, bà là một nhà cải cách xã hội và nhà hoạt động vì quyền bầu cử phụ nữ nổi tiếng.  Susan B.Anthony cùng với Elizabeth Cady Stanton đã thành lập Hiệp hội Quyền bình đẳng phụ nữ Hoa Kỳ (National Woman Suffrage Association) vào năm 1869.

Chia sẻ về cơ duyên của bức ảnh chân dùng này, các chuyên gia cũng cho biết, vào những năm 1880, James Ellery Hale đã chuyển đến sinh sống ở Seneca Falls, New York. Cũng chính trong khoảng thời gian này, nhiếp ảnh gia chân dung có cơ hội được gặp và chụp ảnh cho Susan B.Anthony. Từ đó, James Ellery Hale cũng được nhiều người biết đến hơn khi đảm nhận bức ảnh chân dung chính thức của Susan B.Anthony trong Thư viện quốc gia Mỹ. 

Một năm sau sự kiện đó, David Whitcomb đã quyết định đem số đồ cổ được tìm thấy để tham gia đấu giá vào ngày 17/9/2021. Tuy nhiên, thay vì đấu giá toàn bộ bộ sưu tập được tìm thấy trên căn gác mái cũ, người luật sư vẫn chọn giữ lại những tác phẩm bản thân yêu thích và để dành cho con cháu. 

Đại diện của nhà bán đấu giá One Source Auctions cho biết, sau phiên đấu giá, David có thể thu được một khoản lợi nhuận đáng kể, bởi lẽ, những món đồ cổ được người luật sư mang đi đấu giá có thể thu về trong ngưỡng từ 150.000 đến 200.000 USD, đặc biệt, không thể không kể đến bức ảnh chân dung hiếm hoi của Anthony chụp năm 1905 khi được đấu giá với số tiền 30.500 USD.

Tương tự với câu chuyện của luật sư David Whitcomb, Schultz, một cư dân tại Bellport, và bạn mình là nhà văn, doanh nhân Larry Joseph cũng đã vô tình tìm thấy “kho báu”. Với mong muốn kiếm một số tiền nhỏ từ việc cải tạo nhà cũ và bán lại, cặp đôi bạn thân đã quyết định mua một căn nhà cũ với giá 300.000 USD, tọa lạc tại khu vực Bellport, New York vào năm 2007. 

Tuy nhiên, cả hai lại vô tình phát hiện ra hàng nghìn bức tranh với đa dạng các chủ đề và thể loại từ trường phái ấn tượng, tranh phác thảo đến tranh phong cảnh,... của nghệ sĩ người Mỹ gốc Armenia Arthur Pinajian, người đã qua đời từ năm 1999. 

Có thể nói, cả hai chỉ cần bỏ ra thêm 2.500 USD để phục hồi bộ sưu tập tranh nhưng họ lại thu được một món lợi khổng lồ. Trong số các bức tranh thuộc bộ sưu tập mà Schultz và Joseph phát hiện, có một số bức tranh thuộc trường phái ấn tượng cho đến hiện nay vẫn được trưng bày tại New York với giá trị lên đến 87.000 USD/bức.